Các bước phân tích tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 27 - 36)

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề xuất và khung phân tích từ chương 2 và chương 3, tác giả lựa chọn và phân tích các nghiên cứu tình huống điển hình, đồng thời qua thu thập dữ liệu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra của đề tài. Cụ thể, phần 4.1 nêu lý do lựa chọn hai tình huống; phần 4.2, 4.3 trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1; phần 4.4 và 4.5 trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 và 3.

4.1 Lựa chọn nghiên cứu tình huống điển hình

Tính thời điểm tác giả nghiên cứu, đã có rất nhiều tình huống thảo luận chính sách cơng được diễn ra, có nhiều tình huống vẫn đang tiếp tục được thảo luận trên mạng xã hội7. Dựa trên nguyên tắc lựa chọn tình huống điển hình trong phân tích đã được đề cập ở chương 3, tác giả thực hiện lựa chọn 2 tình huống để phân tích trong đề tài bao gồm: tình huống “cây xanh Hà Nội” và tình huống “ngơi nhà Việt Nam”.

Tình huống “cây xanh Hà Nội” là tình huống mở đầu cho xu hướng thảo luận các vấn đề chính sách cơng trên mạng xã hội một cách mạnh mẽ, thu hút các bên liên quan tham gia, kể từ sau tình huống này, rất nhiều các cuộc thảo luận chính sách cơng khác được mở ra với diễn biến tương tự. Hơn thế nữa, tình huống này có khởi đầu và kết thúc rõ ràng với các dữ liệu có thể tiếp cận giúp q trình phân tích tình huống thuận lợi.

Tình huống “Ngôi nhà Việt Nam” được lựa chọn với các lý do tương tự với tình huống “cây xanh Hà Nội”, hơn thế nữa, trong tình huống này có nhiều yếu tố đặc biệt và bổ sung nhiều yếu tố mới hơn so với tình huống “cây xanh Hà Nội”. Do vậy, việc lựa chọn thêm một tình huống là phù hợp trong nghiên cứu này để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra của đề tài.

4.2 Tình huống cây xanh Hà Nội

4.2.1 Câu chuyện

Xuất phát từ đề án cải tạo cây xanh của Sở Xây dựng Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 11/11/20138. Theo đó, đề án này thực hiện khảo sát và đề xuất chặt hạ khoảng

7 Xem các tình huống được liệt kê ở phụ lục 2

6700 cây xanh trên 190 tuyến phố với chi phí thực hiện hơn 73 tỷ đồng với mục tiêu đồng bộ các chủng loại cây xanh, thay thế các cây đã già – hỏng.

Thông tin về đề án khơng cịn được quan tâm cho đến giữa 03/2015, khi thành phố Hà Nội thực hiện hàng loạt các sự kiện liên quan đến chiến dịch này:

Ngày 11/39, trong buổi họp báo của cơ quan tuyên giáo Hà Nội đã cho biết sẽ hoàn thành đề án chặt cây xanh trong tháng 3.

Ngày 14/3, “lễ ra quân trồng cây xuân ất mùi 2015”, đây được coi như thời điểm ra quân trên toàn thành phố để chặt hạ và trồng cây mới. Trong đó, các cây mới được trồng theo thơng tin báo chí tường thuật là cây vàng tâm.

Ngày 15/3, những cây cổ thụ và các cây xanh tốt bị chặt gây ra tâm lý tiêu cực đối với mọi người. Những hình ảnh chặt cây được chia sẻ đầu tiên trên các trang mạng xã hội cá nhân. Báo chí, truyền thơng bắt đầu đưa tin về vấn đề này. Đồng thời, nhiều tổ chức dân sự đã được tập hợp với mục tiêu bảo vệ cây xanh Hà Nội ra đời: “Vì Một Hà Nội Xanh”, “6700 người vì 6700 cây” và tổ chức các buổi đi bộ biểu trưng vòng hồ Gươm vào các buổi cuối tuần trong tháng 3 và đầu tháng 4.

Ngày 17/3, chính quyền Hà Nội phản ứng lúc đầu bằng các lập luận bác bỏ dư luận và khẳng định: “không phải hỏi dân” về quyết định này10. Đỉnh điểm của vấn đề được đẩy lên cao nhất khi phó Thủ tướng chính phủ u cầu Hà Nội phải thanh tra làm rõ vấn đề.

Câu chuyện dần kết thúc sau khi có kết luận thanh tra vào tháng 711, theo đó, đề án bị dừng và các cán bộ chính quyền bị kỷ luật, trong đó cao nhất là thơi việc một nhân viên kỹ thuật của của Phòng giám sát cây xanh thuộc Sở xây dựng, còn lại là luân chuyển, cảnh cáo và giáng chức.

9 Báo điện tử infonet: 73 tỷ đồng chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh đô thị, Link: http://infonet.vn/ha-noi-73-ty-dong- chat-ha-thay-the-6700-cay-xanh-do-thi-post157022.info

10 Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân, báo điện tử Vietnamnet, địa chỉ truy cập: http://vietnamnet.vn/vn/thoi- su/226164/chat-cay-xanh-ha-noi-khong-phai-hoi-dan.html

11 Kết luận thanh tra vụ chặt cây xanh Hà Nội, báo công an, địa chỉ truy cập: http://congan.com.vn/tin-chinh/ket- luan-thanh-tra-vu-chat-cay-xanh-ha-noi_4524.html

4.2.2 Quá trình tương tác của các bên liên quan trong tình huống

Sự tham gia của người dân và cộng đồng

Trước khi chiến dịch chặt cây hàng loạt xảy ra

Thông tin về các đề án cây xanh Hà Nội không được công bố rộng rãi trên truyền thông trước khi thực hiện đề án. Đơn vị trực tiếp thực hiện chiến dịch chặt 6700 cây xanh là công ty TNHH Cây Xanh Hà Nội, đây là một cơng ty cơng ích nhà nước. Tuy vậy, cơng ty này khơng có trang web để cơng bố các thơng tin hay hoạt động của công ty, trái với thường lệ hiện nay mỗi cơng ty, đơn vị đều có trang web. Trên trang web của Sở xây dựng Hà Nội khơng có thơng tin về bản đề án được cơng khai.

Trong khi đó, hồn tồn khơng có thơng báo truyền thơng hay báo chí đưa tin về vấn đề này. Theo giải trình của Sở Xây dựng sau này cho thấy, đề án12 này đã bắt đầu từ năm 2013, trong khi đó, báo chí và truyền thơng chỉ được thông tin từ tháng 1/2015 khi bắt đầu thực hiện kế hoạch.

Thông tin mà người dân nhận được không xuất phát từ các cơ quan nhà nước hay các đơn vị thực hiện mà xuất phát từ các đơn vị truyền thơng, báo chí (có ít nhất 2 tờ báo Internet13 đưa thông tin sớm nhất về đề án chặt cây xanh vào ngày 26 và 27 tháng 1).

Như vậy, trước khi tiến hành chiến dịch chặt hàng loạt cây thì đề án cải tạo cây xanh Hà Nội là khơng được cơng khai hồn tồn với người dân. Các thơng tin mà người dân tiếp nhận là hạn chế thơng qua ít nhất là 2 bài báo dạng tường thuật vấn đề. Các thông tin được tiếp cận qua kênh chính thống này dường như không tạo nên luồng dư luận nào để phản biện hay phản đối kế hoạch chặt cây xanh của thành phố Hà Nội. Do đó, trước khi tiến hành chặt cây, người dân hầu như không hề tham gia vào sự kiện này.

Khi chiến dịch chặt cây hàng loạt xảy ra

12 Quyết định số 6816/QĐ-UBND thành phố Hà Nội, địa chỉ truy cập http://vanban.luatminhkhue.vn/xem- vb/54396/quyet-dinh-6816-qd-ubnd-cua-uy-ban-nhan-dan-thanh-pho-ha-noi-ve-viec-phe-duyet-de-an-cai-tao- thay-the-cay-xanh-do-thi-.aspx

Khi chiến dịch chặt cây xanh được bắt đầu nhằm hoàn thành đề án trong tháng 3, người dân được tiếp nhận thơng tin từ các luồng thơng tin: các báo chí điện tử, kênh Facebook và blog. Kênh báo chí điện tử tường thuật chỉ tường thuật thông tin về buổi họp báo và lễ phát động “trồng cây xanh”. Các thơng tin này chỉ mang các yếu tố tích cực hoặc trung tính về việc cải tạo cây xanh để đồng bộ và trồng thêm cây xanh quý “vàng tâm”14.

Kênh thông tin Facebook và blog là kênh thông tin mang lại nguồn thông tin đa dạng và nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình chặt cây xanh, các thơng tin mà người dân tiếp nhận trên Facebook dựa trên sự lan truyền thơng tin từ các hình ảnh thực tế. Hàng loạt các hình ảnh chặt cây xanh được lan truyền trên các trang Facebook cá nhân, Youtube và các trang Blog. Trong đó, những hình ảnh và video chặt các cây vẫn còn tươi tốt kiến tạo nên các luồng cảm xúc và đầy đủ cảm xúc của các cá nhân chia sẻ.

So với Facebook, truyền thơng chính thống đưa tin chậm và tính tương tác thấp hơn nhiều đối với các dòng sự kiện, báo chỉ chỉ đưa tin kể từ sau bức thư của ông Tuấn; trong khi đó, các trang Facebook của các nhóm như “6700 người vì 6700 cây xanh” liên tục cập nhật các tin tức chặt cây ở đâu, hiện đang có vấn đề ở khu phố nào, cảm xúc của những người chứng kiến cũng như các bài viết chia sẻ cảm nghĩ, ý kiến từng cá nhân15.

Facebook thực sự tạo ra các luồng thơng tin đa chiều, theo kịp dịng sự kiệp cùng với những tương tác giữa người dân với nhau được truyền tải thông qua mạng xã hội theo từng giây phút (thời gian thực), điều này thu hút những người dùng mạng xã hội khi họ được cập nhật thông tin, chia sẻ và đồng cảm với nhau. Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi ơng Tuấn đăng bức thư ngỏ đã có hơn 6500 người “Like” và gần 800 lượt người chia sẻ trực tiếp từ trang cá nhân của ông Tuấn16. Rõ ràng, những nút “Thích (like)” hay “Chia sẻ (Share)” không chỉ là biểu

14 Các bài báo chỉ đơn giản là các bài tường thuật tin tức, địa chỉ truy cập được dẫn ở footnote số 5.

15 Điều này được minh họa ở phần NGOs và các tổ chức xã hội dân sự, các hình ảnh – thơng tin bổ sung ở phần phụ lục 1.

16 Số lượt Like và chia sẻ chỉ tính trực tiếp chưa kể các bài viết chia sẻ gián tiếp và các bài viết chia sẻ từ bài của ông Tuấn như bài viết của ông Ngô Bảo Châu (có khoảng 500 lượt chia sẻ và hơn 2000 lượt “like” )

tượng đơn thuần trên mạng Internet mà nó cịn thể hiện quan điểm, cảm xúc và tương tác giữa các cá nhân trên mạng xã hội.

Qua đó, Facebook tạo nên các vịng xốy lan truyền cảm xúc dây chuyền hình thành nên áp lực dư luận phản đối mạnh mẽ đối với chiến dịch chặt cây xanh.

Trí thức, người nổi tiếng

Trong khơng gian mạng xã hội Facebook, những tiếng nói có sức nặng và được chia sẻ nhiều là những ý kiến hay dòng trạng thái của những người nổi tiếng, các trí thức. Những ý kiến của họ được cơng khai trên các trang Facebook cá nhân, đây là những trang rất dễ dàng tiếp cận và giúp những ý kiến của các chuyên gia, người nổi tiếng được lan truyền mạnh trong cộng đồng.

Facebook trở thành một cơng cụ truyền tin mà mỗi cá nhân đều có thể lan tỏa thông tin mạnh mẽ đến những người khác trong vịng kết nối. Bên cạnh đó, việc lan tỏa ý kiến của các chuyên gia trên Facebook giúp tạo điều kiện để các cá nhân trực tiếp trao đổi các ý kiến, thảo luận và tranh luận, do đó, Facebook của mỗi cá nhân đã trở thành một kênh truyền thông và là một diễn đàn để tương tác với mọi người.

Tình huống bức thư của nhà báo Trần Đăng Tuấn khi đăng cơng khai thư ngỏ của mình (vào ngày 16/3) gần như là điểm nối còn thiếu trong cơn bão dư luận và đưa vấn đề chặt cây xanh từ dòng thảo luận trên mạng xã hội và ngầm ẩn trở thành một xu hướng mạnh mẽ, đẩy truyền thơng (báo chí, truyền hình, báo mạng, ...) cùng tham gia chính thức vào sự kiện này.

Từ đó, việc lan truyền mạnh mẽ bức thư ngỏ của nhà báo Tuấn cùng với các kênh thơng tin báo chí đưa tin đã bắt buộc chính quyền thành phố Hà Nội phải có phản ứng chính sách đầu tiên là việc trả lời báo chí và trả lời thư ngỏ của ơng Tuấn. Thêm vào đó, bằng việc thể hiện rõ ràng chính kiến của mình, ơng Tuấn đã thúc đẩy các trí thức khác cơng khai nói lên quan điểm và đưa ra những hành động khác nhau (thư của đại biểu quốc hội chất vấn, kiến nghị của các nhóm xã hội dân sự, ...).

Hơn thế nữa, thông qua Facebook trở thành một kênh truyền thơng của cá nhân, các hình thức phản ứng của những người nổi tiếng rất đa dạng, từ việc đang các bài viết phản đối đề án, các

phân tích khoa học đến những câu chuyện bình thường dễ dàng gợi ra cảm xúc của người đọc. Trong đó, các nghệ sĩ thực hiện bằng chính các hình thức nghệ thuật và lan truyền trên Facebook tạo nên sự kết nối và thu hút lớn với dư luận17.

Tất nhiên những điều này rất ít được các báo chí, truyền thơng chính thống đưa tin. Tất cả những hình thức này đều được chia sẻ trên các Facebook cá nhân của những người nổi tiếng với hàng chục ngàn lượt người theo dõi hàng ngày tạo ra sự lan tỏa cực kỳ lớn đối với các hiện tượng này. Điều này tạo ra sức hút liên tục của vấn đề cây xanh Hà Nội đối với dư luận trong lúc truyền thơng chính thống khơng thể cập nhật theo các dòng sự kiện này.

Hộp 4.1 Những trí thức ảnh hưởng đến thảo luận vấn đề cây xanh Hà Nội

Trần Đăng Tuấn

Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957. Ông là một nhà báo kỳ cựu.

Từ năm 1996, ơng giữ chức phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam sau đó từ chức vào năm 2011.Từ năm 2011 ông là tổng giám đốc truyền hình An Viên, đồng thời ơng hiện đang điều hành chương trình từ thiện “Cơm có thịt”.

Ơng là một nhà báo uy tín trong lĩnh vực báo chí, đồng thời là một người nổi tiếng trên mạng xã hội với gần 61 ngàn người dùng theo dõi.Do đó, mỗi một phát ngơn hay hành động của ơng đều có ảnh hưởng lan tỏa vấn đề đối với những người dùng Facebook cũng như các đơn vị báo chí, truyền thơng và những người làm báo chí.

Trong tình huống cây xanh Hà Nội, ơng là người đã chủ động viết thư cho chủ tịch thành phố Hà Nội để chất vấn các vấn đề trong chiến dịch chặt cây này đồng thời đăng bức thư này lên Facebook cá nhân. Đây là bước ngoặc để chuyển vấn đề từ thảo luận trên mạng Facebook đơn thuần sang vấn đề được báo chí chính thống đưa tin, giúp lan tỏa mạnh hơn trong xã hội

Ngô Bảo Châu

Ông Châu là giáo sư Toán, được biết đến là người Việt đầu tiên đạt giải Field danh giá trong tốn học. Chính vì vậy, ơng Châu được nhà nước và xã hội Việt Nam tôn trọng như là một trong những tri thức lớn của xã hội Việt Nam đương đại.

Facebook của ông được hơn 87 ngàn người dùng theo dõi.

Trong tình huống chặt cây xanh Hà Nội, ơng Châu đã bày tỏ chính kiến thơng qua việc chia sẻ bức thư của ông Tuấn, thêm vào đó liên tục cập nhật thơng tin cũng như đưa ra các vấn đề cần giải đáp trong chiến dịch chặt cây xanh của thành phố Hà Nội và các nhóm Facebook phản đối chặt cây xanh như nhóm “6700 người vì 6700 cây”. Điều này giúp mở rộng đáng kể lưu lượng thông tin về vấn đề cây xanh Hà Nội, giúp tạo ra sự thảo luận mạnh mẽ và ảnh hưởng đến truyền thơng báo chí chính thống.

Các thông tin trong hộp này được tác giả tổng hợp trên mạng Internet.

NGOs và các nhóm xã hội dân sự

Facebook trở thành một một nền tảng dễ dàng để thiết lập các diễn đàn đối thoại, chia sẻ cũng như tập hợp những người ủng hộ của các nhóm xã hội dân sự. Điểm đặc biệt trong tình huống này, các nhóm xã hội dân sự đóng vai trị quan trọng nhất khơng được hình thành trước đó như những tổ chức NGOs chính thức mà là một tập hợp tạm thời của các cá nhân có cùng mục tiêu bảo vệ cây xanh và vận động dừng dự án chặt 6700 cây xanh.

Theo đó các nhóm xã hội dân sự được hình thành bao gồm: tơi u cây xanh, 6700 người vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)