Các đặc trưng trong thảo luận chính sách cơng trên Facebook tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Các đặc trưng trong thảo luận chính sách cơng trên Facebook tại Việt Nam

Từ 2 tình huống điển hình, tác giả cho rằng trong thảo luận chính sách cơng trên Facebook hiện nay ở Việt Nam có một số đặc trưng chủ yếu sau:

Thứ nhất, các cuộc thảo luận chính sách cơng của Việt Nam trên mạng xã hội hiện tại được khởi xướng thông qua các kênh thông tin từ các đơn vị truyền thông hoặc người dùng mạng xã hội. Khi một vấn đề chính sách cơng từ chính sách của cơ quan cơng quyền (tình huống “cây xanh Hà Nội”) hay từ một vấn đề bức xúc của xã hội chưa được giải quyết (tình huống “ngơi nhà Việt Nam”), các thông tin được lan truyền thông qua các kênh thơng tin trên Facebook và truyền thơng. Chính quyền Truyền thơng Cộng đồng Trí thức Mạng xã hội Facebook

Các đơn vị truyền thơng như báo chí, truyền hình ln là các đơn vị có nguồn thơng tin và khả năng tập hợp thơng tin nhanh chóng và chun nghiệp. Trong đó, một phần lớn các nguồn thơng tin về chính sách cơng được đưa ra từ các đơn vị truyền thơng, từ đó tạo nên khởi đầu cung cấp thơng tin cho các cuộc thảo luận chính sách cơng trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, nguồn thơng tin khởi đầu cịn xuất phát từ chính những người dùng mạng xã hội. Đặc điểm của nguồn thông tin này là sự gần gũi và phong phú trong cách thể hiện, bày tỏ. Những người dùng mạng xã hội có thể thực hiện đưa các thơng tin gắn với những chính kiến và tình cảm của họ như trong tình huống “ngơi nhà Việt Nam”, từ đó dịng thơng tin này được lan tỏa khắp các mạng lưới các cá nhân khác trên mạng xã hội mà hình thành nên các cuộc thảo luận chính sách cơng. Xu hướng khơi mào các cuộc thảo luận chính sách cơng từ những trí thức hay từ những người có mạng lưới kết nối rộng (nghệ sĩ, nhà văn, ...) đang ngày càng có xu hướng gia tăng cao. Họ thể hiện chính kiến, cảm xúc trên trang Facebook cá nhân và nó lan tỏa, ảnh hưởng đến những người dùng khác trên mạng xã hội.

Thứ hai, q trình thảo luận chính sách cơng diễn ra rất phức tạp với các luồng thông tin liên tục tương tác với nhau. Khi sự quan tâm của dư luận đủ lớn, quá trình tương tác của các bên sẽ tạo nên “dịng xốy” lơi cuốn dư luận, tạo ra ngày càng nhiều thông tin và ngày càng mở rộng cuộc thảo luận hơn. Quá trình này sẽ được tác giả phân tích chi tiết ở phần sau.

Thứ ba, các cuộc thảo luận này sẽ tạo ra các áp lực địi hỏi các cơ quan cơng quyền có những phản ứng chính sách cơng cụ thể. Q trình tương tác trên mạng xã hội xảy ra tương tự kết quả nghiên cứu từ mơ hình của Fung, Russon Gilman & Shkabatur (2013). Theo đó, q trình này liên tục tạo ra các áp lực truyền thơng đến chính quyền và nhân viên cơng vụ, từ đó, thúc đẩy các phản ứng chính sách cơng cụ thể về luật và chính sách hoặc dẫn đến các hành động từ cơ quan cơng quyền.

Từ những yếu tố đó, tác giả cho rằng, Facebook không phải là nhân tố trực tiếp tạo ra các áp lực đến các cấp chính quyền và các bên liên quan. Facebook tạo ra không gian chia sẻ, lan tỏa và dẫn dắt các thảo luận chính sách cơng giữa các bên liên quan, các cuộc thảo luận trên Facebook tạo nên các áp lực về mặt truyền thơng đối với chính quyền và nhân viên cơng vụ. Các áp lực truyền thông liên tục được tăng cường dựa trên quá trình tương tác của các bên liên quan trên

mạng xã hội, hơn thế nữa, q trình này có thể dẫn đến các hành động gây áp lực trên thực tế (tình huống “cây xanh Hà Nội”) đối với chính quyền. Điều đó thúc đẩy các phản ứng chính sách cơng ngày càng cụ thể và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của facebook , phân tích một số tình huống điển hình tại việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)