Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (4) (Trang 52)

5. Kết cấu của đề tài

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Chiến lược phát triển của ngành Logistics

Ngày 14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg “ Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam ”. Trong đó có những nội dung chính sau:

a. Quan điểm chiến lược

- Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trị hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

- Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

- Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

- Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế.

- Nhà nước đảm nhiệm vai trị hỗ trợ, kiến tạo mơi trường thuận lợi cho nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

b. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%- 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

- Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.

- Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.

- Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa.

- Ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chun nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty

Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới như sau là:

- Phấn đấu trở thành một trong những công ty vận chuyển và cung cấp dịch vụ vận tải, logistics hàng đầu tại Việt Nam và có thương hiệu trên thị trường thế giới.

- Hướng tới giá cả cạnh tranh nhất cho những chất lượng chuyên nghiệp hàng đầu. - Chính sách đặt “ UY TÍN” và “ CHẤT LƯỢNG” lên hàng đầu, đáp ứng nhu cầu của người khách hàng.

- Hoạt động Marketing phù hợp với điều kiện thực tế, và có tính khả thi. Để thực hiện được những chính sách Marketing của mình, cơng ty cần đề cập đến những vấn đề như: ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất của công ty.

- Chính sách kinh doanh: Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực cung ứng chuỗi dịch vụ vận hàng hóa đường bộ, đưa ra các giải pháp vận chuyển tối ưu chất lượng cao, với giá cả cạnh tranh đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng. Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển cũng như liên kết chặt chẽ với các hãng vận chuyển trên thế giới để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế.

3.2. Phân tích mơi trường sản xuất kinh doanh của cơng ty 3.2.1 Phân tích mơi trường kinh tế vĩ mơ

a. Môi trường kinh tế quốc tế

 Mơi trường chính trị

Nhiều nước chuyển sang sống chung an toàn với Covid-19: Các biến thể của

virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta và Omicron, khiến đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với gần 280 triệu ca mắc và trên 5,4 triệu ca tử vong trên phạm vi toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp 10 loại vắc xin ngừa Covid- 19. Nhiều nước đã điều chỉnh từ chính sách “khơng ca mắc” sang “sống chung an tồn với Covid-19”, đẩy mạnh tiêm chủng đại trà và áp dụng quy định bắt buộc tiêm vắc xin

vào những tháng cuối năm. Đến nay, hơn 56% dân số thế giới đã được tiêm đủ liều cơ bản, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở các nước nghèo chỉ đạt chưa đầy 10%.

Chiến thắng của Biden, người cam kết chấm dứt chính sách "Nước Mỹ trên hết" thời Trump, đã tác động mãnh mẽ tới thái độ của Mỹ với thế giới cũng như cách nhìn của các đồng minh, đối tác, đối thủ với Mỹ. Trong năm đầu nhiệm kỳ Biden, Mỹ liên tục thể hiện vai trò "anh cả" dẫn dắt thế giới, chia sẻ vaccine với các nước nghèo hay đưa Mỹ trở lại Hiệp định Khí hậu Paris và thúc đẩy hàng loạt thỏa thuận, cam kết với đồng minh. Ông thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc, tăng cường thuyết phục các đối tác "cùng chí hướng" cùng ứng phó ảnh hưởng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chiến dịch rút quân đầy hỗn loạn khỏi Afghanistan, Covid-19 vẫn hoành hành, và nền kinh tế phục hồi chậm chạp đã phủ bóng lên năm đầu nhiệm kỳ Biden, khiến tỷ lệ ủng hộ ông giảm kỷ lục.

 Môi trường kinh tế - xã hội

Trong năm 2021 đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và dần trở lại giai đoạn trước đại dịch. Dù tăng trưởng không đồng đều và vẫn còn những yếu tố nguy cơ từ các biến chủng mới, khủng hoảng năng lượng đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đẩy lạm phát tăng cao, song cùng với vaccine và sự chuẩn bị tốt hơn, các chính phủ hi vọng có thể bước sang năm mới 2022 với nhiều lực đẩy hơn.

Hầu hết các dự báo đều cho thấy, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trong khoảng 5-6% trong năm nay so với mức giảm 3-5% của năm 2020. Thương mại toàn cầu tăng trưởng 10,7%, trong khi dịng chảy thương mại hàng hóa tồn cầu trong quý III/2021 cũng đạt con số kỷ lục 5.600 tỷ USD và tính chung cả năm sẽ tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngối.

 Mơi trường khoa học công nghệ

Dưới sức ép của Covid-19 các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát minh ra vắc-xin để chống lại. Vắc-xin đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại Covid-19, nhưng thuốc kháng vi-rút đang ngày càng chứng minh được tính hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng và nguy cơ tử vong nếu được sử dụng sớm.

Năm 2021, các nhà sản xuất thuốc Pfizer và Merck đã công bố những kết quả khả quan của các thử nghiệm lâm sàng một số loại thuốc kháng vi-rút. Hãng Merck tuyên bố rằng, thuốc Molnupiravir làm giảm 30% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những người có nguy cơ cao, chưa được tiêm chủng, theo dữ liệu cuối cùng được gửi cho các cơ quan quản lý. Thuốc kháng vi-rút của Pfizer, PF-07321332 giúp giảm tỷ lệ nhập viện đến 89% nếu bắt đầu điều trị trong vịng 3 ngày kể từ khi có triệu chứng.

b. Môi trường kinh tế quốc dân

- Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi tham gia vào kinh doanh, để thành cơng trên thương trường thì cơng ty phải khơng những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời với việc nắm vững luật pháp thì cơng ty cũng phải chú ý tới mơi trường chính trị. Chính trị có ổn định thì sẽ giúp cơng ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Việt Nam có chế độ chính trị và đường lối ngoại giao ổn định, khơng có xung đột giữa các khu vực. Chính trị ổn định, do đó nền kinh tế Việt Nam thu hút được đơng đảo sự đầu tư của nước ngồi, kinh tế phát triển kéo theo giao thơng vận tải phát triển. Một số các văn bản thông tư, nghị định pháp luật nổi bật được Nhà nước ban hành để phục vụ cho lĩnh vực vận tải nói chung và kinh doanh vận tải hang hố bằng ơ tơ nói riêng như:

 Luật số: 23/2008/QH12 Luật giao thông đường bộ

 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

 Quyết định số: 1127/QĐ-BGTVT Ban hành quy chế thực hiện giải đáp pháp luật của bộ Giao thông vận tải trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Nghị định 65/2016/NĐ-CP Nghị định 65/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

 Các nhân tố kinh tế:

- Việt Nam là một trong các nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID- 19. Tuy nhiên, tác động y tế của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả các cấp trung ương và địa phương. Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

- Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩu hàng

- Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2021 đạt gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020; 119,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ. Việc ban hành và triển khai kịp thời Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 trên phạm vi tồn quốc đã góp phần quan trọng trong khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2022 với 81,7% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý IV/2021.

Nhân khẩu học:

- Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Trong tổng dân số, dân số thành thị 36,57 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,94 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,41 triệu người, chiếm 50,2%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Năm 2021, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 912.801 người.

- Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 32,9 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ bình quân của thế giới 1,6 tuổi. Tuổi thọ của nam giới là 71,0 tuổi và nữ giới là 76,3 tuổi. Chênh lệch về tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ qua hai cuộc Tổng điều tra gần nhất hầu như khơng thay đổi, duy trì ở mức khoảng 5,4 năm.

- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý IV/2021 ước tính là 50,7 triệu người, tăng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triê ̣u người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,5 triệu người, giảm 0,8 triệu người so với năm trước.

- Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong q IV/2021 ước tính là 49,1 triệu người. Tính chung năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 49 triệu người, bao gồm 14,2 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 0,3% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,2 triệu người, giảm 1,5%; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người, giảm 4,1%.

- Tính chung năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 3,22% (quý I là 2,42%; quý II là 2,62%; quý III là 3,98%; quý IV là 3,56%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,42%; khu vực nông thôn là 2,48%.

- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2021 ước tính là 8,48%, trong đó khu vực thành thị là 11,91%; khu vực nông thôn là 6,76%.

- Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 3,10% (quý I/2021 là 2,20%; quý II là 2,60%; quý III là 4,46%; quý IV là 3,37%), trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 3,33%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,96%.

Môi trường tự nhiên:

- Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đơng Nam Á, ở phía đơng bán đảo Đơng Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào,

Campuchia, phía đơng nam trơng ra biển Đơng và Thái Bình Dương, vị trí địa lí này giúp nước ta dễ dàng phát triển các ngành vận tải đường ôtô, đường biển, đường hàng không...gắn nước ta với khu vực và quốc tế.

- Địa hình nước ta với 1 dải đồng bằng bằng phẳng từ Bắc vào Nam, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các tuyến đường ôtô, dẫn tới vận tải ô tô phát triển.

 Cơ sở hạ tầng

Hà Nội là thủ đô của đất nước, nên mạng lưới giao thông đến các tỉnh lân cận và trong nước tương đối thuận tiện. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê xe nên loại hình giao thơng là đường bộ là vấn đề quan trọng nhất. Tại thành phố có mạng lưới đường vành đai I, II, III trải dài khăp thành phố, đi kèm với đó là hệ thống các cầu cạn tiên tiến phục vụ cho các phương tiện lưu thông đảm bảo an toàn và tiện lợi, nhanh

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (4) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)