Ví dụ mẫu hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 59 - 77)

TÊN ĐƠN VỊ: …………………………………………………………… NGÀNH NGHỀ: …………………………………………………………. ĐỊA CHỈ: …………………………………………………………………. ĐIỆN THOẠI: …………………………………………………………….

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG -------------

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU:

Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: ……………………đồng/tháng

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:

1/- BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:

Đơn vị tính: 1.000 đồng CHỨC DANH CƠNG VIỆC SỐ BẬC

I II III IV V VI VII VIII … … 01/- Giám đốc - Hệ số: - Mức lương* 3.50 14.630 3.68 15.382,4 02/- Phó Giám đốc - Hệ số: - Mức lương 03/- Kế toán trưởng - Hệ số: - Mức lương

Ghi chú: Mức lương* = (Hệ số lương x Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng là 4.180.000 đồng)

2/- BẢNG LƯƠNG CỦA LAO ĐỘNG, NHÂN VIÊN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH, PHỤC VỤ

Đơn vị tính: 1.000 đồng CHỨC DANH CƠNG VIỆC SỐ BẬC

I II III IV V VI VII VIII … … 01/- Ngạch lương - Hệ số: - Mức lương 02/- Ngạch lương - Hệ số: - Mức lương 03/- Ngạch lương - Hệ số: - Mức lương 04/- Ngạch lương - Hệ số: - Mức lương v.v….

01: Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh sau: (Đề nghị doanh

nghiệp liệt kê đầy đủ các chức danh được xếp vào ngạch lương này). 02: Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh sau: …

Ghi chú: Một ngạch lương có thể áp dụng đối với nhiều chức danh. Tiêu

3/- THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CỦA LAO ĐỘNG, NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ

Đơn vị tính: 1.000 đồng CHỨC DANH CÔNG VIỆC SỐ BẬC

I II III IV V VI VII VIII v.v 01/- Ngạch lương - Hệ số: - Mức lương 02/- Ngạch lương - Hệ số: - Mức lương v.v….

Ghi chú: Một chức danh của thang lương, bảng lương của lao động trực

tiếp sản xuất có thể áp dụng đối với nhiều loại công việc. Tiêu chuẩn chức danh quy định tại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

PHỤ CẤP LƯƠNG (nếu có): Đơn vị tính: 1.000 đồng PHỤ CẤP LƯƠNG TỶ LỆ PHỤ CẤP MỨC PHỤ CẤP 1. 2. 3. 4. … Ghi chú:

Mức phụ cấp = Tỷ lệ phụ cấp x Tiền lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng. Ngày tháng năm

GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu)

Về quy ước mã số của hệ thống thang lương, bảng lương:

Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (Mã số C) C.01 - Tổng giám đốc / Giám đốc

C.02 - Phó tổng giám đốc / Phó giám đốc C.03 - Kế tốn trưởng

Bảng lương viên chức chun mơn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ (Mã số D)

D.01 - Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp Chức danh: Thành viên cố vấn, Cộng tác viên (trình độ trên đại học) D.02 - Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính

Chức danh: Trưởng phịng (trình độ đại học) D.03 - Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư

Chức danh: Phó trưởng phịng (trình độ đại học)

D.04 - Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ cao đẳng, trung cấp) D.05 - Nhân viên văn thư

D.06 - Nhân viên phục vụ

Bảng lương của lao động, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ (Mã số A và Mã số B)

Mã số A.1: Có 12 ngành nghề Mã số A.2: Có 7 ngành nghề

Mã số B có 15 ngành nghề: Từ B.1 đến B.15

2.3.6. Mở rộng ngạch lương thành các bậc lương trong mỗi ngạch đó

Các bậc lương và thang lương được kết hợp chặt chẽ trong hệ thống lương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả lương có hiệu quả đối với người lao động. Các công việc của người lao động tương tự nhau xét theo phương diện đóng góp cho các mục tiêu của doanh nghiệp được nhóm lại trong cùng một mức công việc. Các công việc của người lao động trong cùng một mức được cho là tương đối bình đẳng và vì thế người lao động được trả cùng một mức lương. Các bậc lương cũng cho phép người lao động chuyển sang làm các công việc khác nhau mà không phải trả lương khác nhau. Đặc điểm này của các bậc lương làm cho việc xây dựng hệ thống thang bảng lương đỡ phức tạp và đạt hiệu quả.

Mỗi ngạch lương thường có một số bậc lương cụ thể tùy theo doanh nghiệp. Về mặt đối nội (bên trong doanh nghiệp) các bậc này tạo thành một dãy các giá trị kế tiếp nhau và thể hiện sự trả lương cho các công việc của người lao động khơng có sai sót khác nhau về kết quả hay hiệu quả của cùng một công việc. Còn về đối ngoại (giữa các doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh), thang lương xác định mức cao nhất, mức thấp nhất cho cùng một công việc nhất định của người lao động.

Thông thường, điểm giữa của thang rơi vào đường biểu diễn chính sách trả lương của doanh nghiệp và biên độ của thang lương được xác định theo công thức sau:

Hệ số lương = (Mức cao nhất−Mức thấp nhất)Mức thấp nhất

Các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc sự trùng lặp của hai thang lương kề nhau A và B (khi B cao hơn A). Khi đó mức trùng lặp được tính như sau:

Mức lương trùng lặp = Lương tối đa thang A−Lương tối thiểu thang BLương tối thiểu thang B Sự trùng lặp lớn chỉ ra sự khác nhau nhỏ giữa các công việc của người lao động ở các bậc lương kề nhau và cho phép tăng lên bậc kế tiếp theo với sự tăng lương nhỏ. Ngược lại, sự trùng lặp nhỏ chỉ ra sự khác nhau lớn giữa các công việc ở các bậc lương kề nhau và cho phép tăng lên bậc kế tiếp với sự tăng lương lớn. Do đó, khi xác định hệ thống thang

và bậc lương cũng cần phân tích thêm sự thăng tiến của một số người lao động trong doanh nghiệp.

2.4. Xác định quỹ lương và đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp

2.4.1. Xác định quỹ lương trong doanh nghiệp

2.4.1.1. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch trong doanh nghiệp

Tổng quỹ tiền lương kế hoạch của doanh nghiệp nhằm để lập kế hoạch tổng chi tiền lương, được xác định theo công thức:

∑Vkh = Vkhđg + Vkhcđ

Trong đó:

∑Vkh: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm của doanh nghiệp Vkhđg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương

Vkhcđ: Quỹ lương kế hoạch theo chế độ (khơng tính trong đơn giá tiền lương)

Quỹ tiền lương kế hoạch tính theo đơn giá tiền lương (Vkhđg)

được xác định theo công thức sau:

Vkhđg = Vđg x Csxkh

Trong đó:

Vkhđg: Quỹ tiền lương kế hoạch tính theo đơn giá tiền lương Vđg: Đơn giá tiền lương

Csxkh: Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có tiền lương) hoặc lợi nhuận hay tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ kế hoạch

Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (khơng tính trong đơn giá tiền

lương) (Vkhcđ) được xác định theo công thức sau: Vkhcđ = Vpc + Vbs

Trong đó:

Vkhcđ: Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (khơng tính trong đơn giá tiền lương)

Vpc: Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) khơng được tính trong đơn giá tiền lương (bao gồm: Phụ cấp nguy hiểm, chế

độ thưởng an tồn hàng khơng, thưởng vận hành an tồn ngành điện…) tính theo đối tượng được hưởng và mức được hưởng theo quy định của Nhà nước.

Vbs: Tiền lương của những ngày nghỉ có hưởng lương (nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, chế độ thai sản), chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động.

2.4.1.2. Xác định quỹ tiền lương thực hiện trong doanh nghiệp

Xác định quỹ tiền lương thực hiện được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn bằng các thông tư về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng.

Tổng quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau đây:

∑Vth = Vthđg + Vthcđ

Trong đó:

∑Vth: Tổng quỹ tiền lương thực hiện trong năm của doanh nghiệp Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương (đối với doanh nghiệp cần phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện thì lấy quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh)

Vthcđ: Quỹ lương thực hiện theo chế độ (khơng tính trong đơn giá tiền lương)

Quỹ tiền lương thực hiện tính theo đơn giá tiền lương (Vthđg) căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, năng suất lao động của người lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp, được xác định theo công thức sau:

Vthđg = Vđg x Csxth

Trong đó:

Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện tính theo đơn giá tiền lương Vđg: Đơn giá tiền lương

Csxth: Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có tiền lương) hoặc lợi nhuận hay tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực hiện

Khi doanh nghiệp xác định chỉ tiêu tổng doanh thu hay tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có tiền lương) hay lợi nhuận hoặc là tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực hiện, nếu có yếu tố làm tăng so với kế hoạch mà không do năng suất lao động của người lao động tạo ra thì phải loại trừ khi xác định quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (khơng tính trong đơn giá tiền

lương) (Vthcđ) được xác định theo công thức sau: Vthcđ = Vpc + Vbs + Vtg + Vlđ

Trong đó:

Vthcđ: Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (khơng tính trong đơn giá tiền lương)

Vpc: Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) khơng được tính trong đơn giá tiền lương (bao gồm: Phụ cấp nguy hiểm, chế độ thưởng an tồn hàng khơng, thưởng vận hành an tồn) tính theo đối tượng được hưởng và mức được hưởng theo quy định của Nhà nước

Vbs: Tiền lương của những ngày nghỉ có hưởng lương (nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, chế độ thai sản), chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến, những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động

Vtg: Tiền lương làm thêm giờ, tính theo số thực tế làm thêm (tổng số giờ làm thêm trong kế hoạch và số giờ làm thêm ngồi kế hoạch khơng vượt q số giờ làm thêm theo quy định của Bộ luật Lao động) để thực hiện số lượng, công việc phát sinh chưa xác định quỹ tiền lương trong kế hoạch

Vlđ: Tiền lương làm việc vào ban đêm, được tính theo số giờ thực tế làm việc vào ban đêm để thực hiện số lượng, công việc phát sinh chưa xác định quỹ tiền lương trong kế hoạch.

2.4.2. Xác định đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp

trả lương cho người lao động sao cho phù hợp với giá tiền lương và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động được tiến hành theo trình tự sau đây: (xem sơ đồ 2.4).

Sơ đồ 2.4: Trình tự xác định đơn giá tiền lương

Bước 1: Xác định chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương

Dựa vào tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm, nộp ngân sách nhà nước…). Có bốn phương pháp để xây dựng đơn giá tiền lương như sau:

- Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu;

- Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương);

- Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận;

- Đơn giá tiền lương tính trên tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ.

Đối với doanh nghiệp nhà nước thì doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận tính theo quy định các văn bản của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Bước 2: Xác định các thơng số để xây dựng đơn giá tiền lương

Các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương, bao gồm:

Xác định chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương

Xác định các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương

Xây dựng đơn giá tiền lương

Thứ nhất, mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (Tsp) hoặc lao

động định biên của doanh nghiệp (Lđb);

Thứ hai, mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng

đơn giá tiền lương; Công thức xác định:

TLmin dn = TLmin x (1 + Kđc) Trong đó:

TLmin dn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn áp dụng TLmin: Mức lương tối thiểu chung (mức lương tối thiểu vùng). Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung (vùng) do doanh nghiệp lựa chọn (tối đa không quá 2 lần)

Hệ số điều chỉnh phải đảm bảo nguyên tắc sau:

(i) Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của luật thuế và các văn bản hướng dẫn;

(ii) Mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình qn;

(iii) Doanh nghiệp phải có lợi nhận (P). Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.

Thứ ba, hệ số lương theo cấp bậc cơng việc bình qn (Hcb);

Hệ số lương theo cấp bậc cơng việc bình qn (Hcb) để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc cơng việc bình qn của người lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh và hệ số lương bình qn của lao động gián tiếp (khơng bao gồm tổng giám đốc, giám đốc và các thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị). Cấp bậc công việc được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Thứ tư, hệ số phụ cấp bình qn tính trong đơn giá tiền lương (Hpc);

Hệ số phụ cấp bình qn tính trong đơn giá tiền lương gồm: Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp chức vụ.

Thứ năm, tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương (Vđt);

Đối với cán bộ chuyên trách đoàn thể trong doanh nghiệp nhà nước do tổ chức đồn thể trả lương thì phần chênh lệch giữa tiền lương tính theo mức tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn và tiền lương do tổ chức đoàn thể được cộng vào để xác định đơn giá tiền lương của doanh nghiệp.

Thứ sáu, tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm (Vttlđ);

Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm được tính bằng (30%) tiền lương của người lao động khi làm việc vào ban ngày. Tiền lương tính thêm của số lao động làm việc vào ban đêm đã xác định trong kế hoạch của doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng đơn giá tiền lương

Có bốn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mình, cụ thể như sau:

Phương pháp 1: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu được áp

dụng cơng thức sau:

Vđg = Tổng doanh thu kế hoạchTổng quỹ lương kế hoạch

Vđg = [ Lđb x TLmin dn x( Hcb + Hpc)+Vđt ] x 12 tháng + Vttlđ∑Tkh

Trong đó:

Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu (đơn vị tính bằng tỷ lệ % hoặc đồng/1.000 đồng doanh thu)

Lđb, TLmin dn, Hcb, Hpc, Vđt, Vttlđ: Được xác định phù hợp với các thông số nêu trên

∑Tkh: Tổng doanh thu kế hoạch

Phương pháp 2: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng

chi phí (chưa có tiền lương), được áp dụng theo cơng thức sau: Vđg = Tổng doanh thu kế hoạch−tổng chi phí (chưa có tiền lương)Tổng quỹ lương kế hoạch

Trong đó:

Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương (đơn vị tính bằng tỷ lệ % hoặc đồng/1.000 đồng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương)

Lđb, TLmin dn, Hcb, Hpc, Vđt, Vttlđ: Được xác định phù hợp với các

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 59 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)