Bước 1: Trên cơ sở tổ chức bộ máy khoa học, hợp lý, với chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận được xác định rõ ràng, cụ thể, doanh nghiệp chuẩn hoá các chức danh, công việc trong mỗi bộ phận và định biên. Trong bước kết thúc bước 1, doanh nghiệp sẽ có một danh sách các chức danh và định biên cho từng bộ phận, đơn vị và toàn doanh nghiệp.
Bước 2: Thực hiện mô tả công việc, mô tả công việc và tiêu chuẩn
công việc cho mỗi vị trí, chức danh công việc, tạo cơ sở khoa học và pháp lý cho việc xác định giá trị công việc và chuẩn năng lực cho mỗi vị trí, chức danh.
Bước 3: Sử dụng phương pháp đánh giá giá trị công việc và đánh giá
năng lực để xác định giá trị cơng việc và bậc năng lực. Từ đó xây dựng thang, bảng lương và bậc lương tương ứng.
Bước 4: Xây dựng hệ thống đánh giá hồn thành cơng việc trên cơ cở
để trả lương theo thành tích của bộ phận/cá nhân người lao động. Một trong các phương pháp thông dụng là KPIs.
Bước 5: Hình thành bảng lương 3 Ps cho từng bộ phận và toàn doanh
nghiệp và tiến hành trả lương cho bộ phận/cá nhân. Định kỳ rà soát những bất hợp lý, điều chỉnh và hoàn thiện trả lương theo 3Ps.
Chuẩn hoá chức danh, cơng việc
Chuẩn hố mơ tả công việc và tiêu chuẩn công việc Đánh giá giá trị công việc, xác định và đánh giá
bậc năng lực đối với công việc
Xây dựng thang, bảng lương để tính lương P1, P2
Xây dựng cơ chế hình thành và phân phối quỹ lương theo thành tích P3 Thực hiện trả lương và điều chỉnh
Bảng 3.3: Ví dụ bảng thanh toán lương theo 3Ps cho 1 bộ phận STT Bộ phận… Chức vụ Lương cơ bản (P1) Phụ cấp Lương năng lực (P2) Lương thành tích (P3) Phúc lợi Ngày công Tổng thu nhập Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5
Trong đó (9) = Số ngày cơng tháng (3)+(4)+(5) x số ngày công thực tế (8) + (6) + (7)
3.4. Đàm phán tiền lương trong doanh nghiệp
Tiền lương trong nền kinh tế thị trường được xác định dựa trên cơ sở nguyên tắc thị trường và thực tế hoạt động của doanh nghiệp cũng như các quy định của Nhà nước về tiền lương, trong các nguyên tắc tiền lương thì nguyên tắc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đóng vai trị quan trọng, chủ yếu đối với mức tiền lương và điều kiện lao động.
3.4.1. Các nguyên tắc chủ yếu trong đàm phán tiền lương
Đàm phán tiền lương phải đảm bảo thực hiện trên cơ sở dân chủ, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Đàm phán tiền lương phải căn cứ vào quy định pháp luật về tiền lương, cụ thể cho từng ngành nghề, chức danh và công việc.
Mức tiền lương được xác lập phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền lương, chính sách tiền lương và chiến lược, kế hoạch phát triển nhân lực của doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường lao động.
Phương pháp xác định mức tiền lương phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, dễ áp dụng và đảm bảo tính minh bạch, dễ kiểm sốt.
3.4.2. Quy trình đàm phán tiền lương
Đàm phán tiền lương được tiến hành theo 3 bước chuẩn bị đàm phán, tiến hành đàm phán và kết thúc đàm phán.
3.4.2.1. Chuẩn bị đàm phán
Là giai đoạn xây dựng kế hoạch cho đàm phán, trong đó cần phải làm rõ mục tiêu của đàm phán, các nội dung đàm phán, phương pháp và thủ thuật tiến hành; chuẩn bị người đàm phán và các phương tiện vật chất kỹ thuật thông tin phục vụ đàm phán. Người đàm phán phải là người có chun mơn sâu về tiền lương, có năng lực trong giao tiếp và kinh nghiệm trong đàm phán; có đầy đủ thơng tin liên quan: Thơng tin về cơ chế, chính sách, pháp luật về tiền lương, nắm vững chính sách tiền lương, chiến lược và chính sách phát triển nhân lực, giá trị công việc, thông tin tiền lương trên thị trường lao động đối với chức danh, công việc và năng lực của người lao động; biết dẫn dắt, vận dụng các kiến thức, kỹ thuật, thủ thuật đàm phán; thực hiện tốt các nguyên tắc trong đàm phán tiền lương.
3.4.2.2. Tiến hành đàm phán tiền lương
Là việc thực hiện các nội dung của đàm phán tiền lương bằng những kỹ thuật, phương pháp và thủ thuật thích hợp với đối tượng người lao động cụ thể. Người đàm phán sử dụng thời gian, địa điểm, chuẩn bị các phương tiện đầy đủ cho đàm phán như dự kiến kế hoạch để đảm bảo sự chủ động, thoải mái, tin cậy cho đối tác - người lao động, nhanh nhạy, linh hoạt khéo léo trong xử lý tình huống. Kết cục đàm phán tốt nhất là cả 2 bên doanh nghiệp và người lao động cùng “thắng”. Song đây không phải là nguyên tắc tuyệt đối trong đàm phán tiền lương, mà trong từng trường hợp cụ thể, có thể phải tính đến lợi ích lâu dài mà bỏ qua lợi ích trước mắt; đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh, ổn định và phát triển nguồn nhân lực.
3.4.2.3. Kết thúc đàm phán
Là giai đoạn cả 2 bên đạt được thỏa thuận về mức tiền lương mà các bên, doanh nghiệp người lao động đều có thể chấp nhận và hợp đồng về tiền lương được ký kết. Trường hợp chưa thỏa thuận được mức tiền lương thì người đàm phán phải có những ứng xử phù hợp tạo sự tin cậy,
hy vọng cho lần đàm phán sau. Thực hiện nguyên tắc hành động tôn trọng, biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
3.5. Tổ chức trả lương trong doanh nghiệp
3.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý trả lương
Tổ chức bộ máy quản lý trả lương trong doanh nghiệp bao gồm các bộ phận có chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và mối quan hệ qua lại với nhau để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trả lương.