Ví dụ mức tiền phụ cấp trách nhiệm cơng việc hiện hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 77 - 83)

Mức Hệ số Mức phụ cấp thực hiện 1 0,5 745.000 đồng 2 0,3 447.000 đồng 3 0,2 298.000 đồng 4 0,1 149.000 đồng

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc:

Các đối tượng thuộc doanh nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm tồn bộ, phụ cấp trách nhiệm cơng việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho doanh nghiệp;

Các đối tượng thuộc doanh nghiệp thực hiện khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các doanh nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm cơng việc do doanh nghiệp đó chi trả từ nguồn kinh phí khốn và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc:

Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và khơng dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì khơng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

b. Phụ cấp trách nhiệm theo nghề: Là phụ cấp nhằm bù đắp cho các

chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ do tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của các chức danh này chưa được tính đến hoặc tính đủ trong mức lương.

Cơng thức tính phụ cấp trách nhiệm nghề:

Phụ cấp trách nhiệm

theo nghề =

Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp

thâm niên vượt khung (nếu có) x

Tỷ lệ % được hưởng

Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề:

Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề tính theo tỷ lệ % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được quy định gồm 5 mức: 10%; 15%; 20%, 25% và 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nguyên tắc áp dụng:

Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thuộc biên chế trả lương của doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó thực hiện chi trả.

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng; khơng dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề được ngân sách nhà nước bảo đảm.

Cách trả phụ cấp trách nhiệm nghề:

Phụ cấp trách nhiệm nghề được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề không hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề.

2.5.2.3. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Là loại phụ cấp nhằm bù đắp cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng chưa được xác định hoặc xác định chưa đủ trong mức lương.

Thực tế khi xây dựng hệ thống thang bảng lương của Nhà nước, yếu tố điều kiện lao động là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành các hệ số lương và mức lương. Vì vậy, trong hệ số lương và mức lương của một số chức danh, yếu tố độc hại, nguy hiểm đã được tính. Nhưng do tính chất đa dạng của các yếu tố điều kiện lao động, yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong tiền lương ở một số chức danh trong hệ thống lương của Nhà nước chưa được tính đến hoặc đã được tính đến nhưng chưa đủ. Bởi vậy, cần thiết phải ban hành chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Việc ban hành chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm góp

phần làm cho hệ thống thang bảng lương của Nhà nước đơn giản hơn, dễ hiểu và dễ tính tốn hơn.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, trong nền kinh tế xuất hiện một số ngành nghề mới, các yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ có những biến động nhất định và xuất hiện thêm một số yếu tố điều kiện lao động mới. Vì vậy, người lao động hưởng chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cũng như mức hưởng sẽ có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với điều kiện và môi trường mới.

Mức phụ cấp:

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Ví dụ theo mức lương tối thiểu

chung 1.490.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp độc hại nguy hiểm như sau: (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3: Ví dụ mức tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện hành Mức Hệ số Mức tiền phụ cấp thực hiện 1 0,1 149.000 đồng 2 0,2 298.000 đồng 3 0,3 447.000 đồng 4 0,4 596.000 đồng

Cách tính trả phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.

Cơng thức tính phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm x

Số ngày thực tế làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại,

nguy hiểm trong tháng Số ngày làm việc theo chế độ

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và khơng để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Người lao động thuộc doanh nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho doanh nghiệp đó;

Người lao động thuộc doanh nghiệp thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các doanh nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do doanh nghiệp chi trả từ nguồn kinh phí khốn vào nguồn tài chính được giao tự chủ.

Các đối tượng lao động thuộc các doanh nghiệp nhà nước, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính vào đơn giá tiền lương và hạch tốn vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.

2.5.2.4. Phụ cấp thâm niên: Gồm phụ cấp thâm niên vượt khung và

phụ cấp thâm niên nghề

a. Phụ cấp thâm niên vượt khung: Là khoản tiền dùng để trả cho người lao động đã được xếp bậc lương cuối cùng của ngạch lương hoặc chức danh chuyên mơn nghiệp vụ hiện giữ, đã có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nhằm tạo động lực, khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc với hiệu quả công việc cao.

Thực chất chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung được sử dụng để thay thế cho việc phải xây dựng quá nhiều bậc lương trong một bảng lương, để đơn giản hóa hệ thống lương. Thực tế cho thấy rằng, trong quy định các bảng lương có nhiều bậc, người lao động có những thành tích xuất sắc trong q trình cơng tác hay do thay đổi về thời hạn nâng lương, hoặc do quy định lại tuổi nghỉ hưu…, người lao động đã đạt bậc lương cuối cùng trong khi thời gian công tác vẫn cịn dài, để khắc phục điều này Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, các hạn chế trên sẽ bị loại bỏ và đối với người lao động trong nhóm này sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Phụ cấp thâm niên vượt khung được trả cho người lao động cùng kỳ lương hàng tháng, được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Cách xác định phụ cấp thâm niên vượt khung:

Phụ cấp thâm niên vượt khung = Mức lương cuối cùng hiện hưởng x Tỷ lệ % được hưởng

b. Phụ cấp thâm niên nghề là khoản phụ cấp mang tính chất ưu đãi

được Nhà nước quy định cho các đối tượng phục vụ trong một số ngành nhất định, nhằm khuyến khích đối tượng này phục vụ lâu dài với chất lượng và hiệu quả cao.

Mức phụ cấp được quy định như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm

việc liên tục trong một số ngành quy định thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

Cơng thức tính phụ cấp thâm niên nghề:

Phụ cấp thâm niên

nghề

=

Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp

thâm niên vượt khung (nếu có) x

Tỷ lệ % được hưởng

Cách trả phụ cấp thâm niên nghề:

Phụ cấp thâm niên nghề được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

2.5.2.5. Phụ cấp khu vực: Là khoản tiền bù đắp cho những người lao

động sống, làm việc ở những vùng có khí hậu xấu, xa xơi, hẻo lánh, cơ sở hạ tầng thấp kém, đi lại sinh hoạt khó khăn nhằm góp phần ổn định và thu hút lao động.

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.

Phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương tối thiểu chung

Nhà nước đã quy định cụ thể mức phụ cấp khu vực được hưởng của các xã trong diện được hưởng chế độ phụ cấp khu vực.

Phụ cấp khu vực được xác định, tính trả cho người lao động theo nơi làm việc đối với những người lao động đang làm việc, các đối tượng khác được xác định, tính tốn, chi trả theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu và người được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng.

2.5.2.6. Phụ cấp lưu động: Là phụ cấp nhằm bù đắp cho những người lao động làm một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi chỗ ở và nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt khơng ổn định, gặp nhiều khó khăn.

Chế độ phụ cấp lưu động được quy định ở Việt Nam trong nhiều năm qua, với mức ổn định khá cao về mức hưởng, cho một số người lao động có cơng việc mang tính đặc thù địi hỏi phải di chuyển nơi ở và nơi làm việc như các tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất, tổ, đội khảo sát điều tra rừng, biển… Mục đích của chế độ phụ cấp lưu động là nhằm bù đắp hao phí lao động tăng thêm của người lao động do việc di chuyển chỗ ở và nơi làm việc tạo ra, cũng như động viên, khuyến khích người lao động gắn bó với nghề, cơng việc của mình.

Thực tế, một số người lao động do công việc phải di chuyển chỗ ở và nơi làm việc khá thường xuyên, phải đi công tác ở các cơ quan, địa phương khác hoặc thậm chí ngay trong nội vùng. Về trả phụ cấp lưu động cho những người lao động này được lồng ghép trong trả lương (đối với nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh…).

Mức phụ cấp:

Phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiếu chung. Ví dụ theo mức lương tối thiểu chung 1.490.000đ/tháng thì các mức tiền phụ cấp lưu động thực hiện như sau: (xem bảng 2.4).

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)