Ví dụ mức tiền phụ cấp lưu động hiện hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 83 - 103)

Mức Hệ số Mức tiền phụ cấp thực hiện 1 0,2 298.000 đồng 2 0,4 596.000 đồng 3 0,6 894.000 đồng Cách tính trả phụ cấp lưu động:

Phụ cấp lưu động được tính trả theo số ngày thực tế lưu động và được trả cùng kỳ lương hàng tháng. Cơng thức tính phụ cấp lưu động: Mức tiền phụ cấp lưu động = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số phụ cấp lưu động x

Số ngày thực tế lưu động trong tháng

Số ngày làm việc tiêu chuẩn 1 tháng (22 ngày)

Phụ cấp lưu động khơng dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp lưu động thì khơng được hưởng chế độ cơng tác phí.

Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động:

Các đối tượng lao động thuộc doanh nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ trả lương, phụ cấp lưu động do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho doanh nghiệp;

Các đối tượng lao động thuộc doanh nghiệp thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các doanh nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp lưu động do doanh nghiệp chi trả từ nguồn kinh phí khốn và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Các đối tượng lao động thuộc các doanh nghiệp nhà nước, phụ cấp lưu động được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.

2.5.2.7. Phụ cấp thu hút: Là loại phụ cấp nhằm khuyến khích người lao động đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xơi, hẻo lánh, xa khu dân cư, chưa có mạng lưới giao thơng, đi lại khó khăn, chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, nhà ở thiếu thốn, chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Chế độ phụ cấp thu hút gắn liền với chủ trương di dân xây dựng vùng kinh tế mới, di dân ra các đảo xa đất liền để phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, đồng thời khai thác các tiềm năng đất đai, tài nguyên, khoáng sản của đất nước. Với những địa điểm mới này, điều kiện sinh hoạt ban đầu cực kỳ khó khăn, thiếu thốn, cơ sở hạ tầng yếu kém,… cần có chế độ phụ cấp thu hút thích hợp để tạo ra sự khuyến khích vật chất cần thiết nhằm thu hút người lao động đến làm việc. Tuy nhiên, cùng với sự đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt, mức độ khó khăn ở các địa điểm dân cư mới sẽ giảm dần. Vì vậy, chế độ phụ cấp thu hút đối với một vùng dân cư nào đó được quy định với thời hạn áp dụng cụ thể.

Mức và thời gian hưởng phụ cấp:

Phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% so với mức lương hiện hưởng (theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút được xác định trong khung thời gian từ 3 năm đến 5 năm đầu khi các đối tượng được hưởng theo quy định của Nhà nước đến làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp thu hút.

Mức phụ cấp và thời gian hưởng phụ cấp thu hút tùy thuộc vào thực tế điều kiện sinh hoạt khó khăn dài hay ngắn của từng vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền.

Cơng thức tính phụ cấp thu hút:

Phụ cấp thu

hút =

Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm

niên vượt khung (nếu có)

x

Tỷ lệ % phụ cấp được

Cách trả phụ cấp thu hút:

Phụ cấp thu hút được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp thu hút:

Đối với các doanh nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ trả lương, phụ cấp thu hút do ngân sách nhà nước chi trả bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thực hiện khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính và doanh nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp thu hút do doanh nghiệp chi trả từ nguồn kinh phí khốn và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, phụ cấp thu hút được tính vào đơn giá tiền lương và hạch tốn vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.

2.5.2.8. Phụ cấp có tính chất tương tự: a. Phụ cấp đặc biệt:

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp:

Phụ cấp đặc biệt được tính bằng tỷ lệ % so với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Cơng thức tính phụ cấp đặc biệt:

Phụ cấp đặc biệt =

Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp

thâm niên vượt khung (nếu có) x

Tỷ lệ % được hưởng

b. Phụ cấp ưu đãi theo nghề là phụ cấp nhằm bù đắp cho những lao

thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà vẫn chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp ưu đãi nghề gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%,

35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Cơng thức tính phụ cấp ưu đãi nghề:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề

=

Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp

thâm niên vượt khung (nếu có) x

Tỷ lệ % được hưởng

Cách trả phụ cấp ưu đãi nghề:

Phụ cấp ưu đãi nghề được trả cùng kỳ lương hàng tháng. Căn cứ trên quy định về các mức phụ cấp ưu đãi theo nghề, các doanh nghiệp quy định mức phụ cấp ưu đãi theo nghề phù hợp với đặc thù công việc của doanh nghiệp trong một số ngành, nghề.

Nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước như sau:

Đối với các doanh nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ, phụ cấp ưu đãi do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho doanh nghiệp;

Đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính và doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ, phụ cấp ưu đãi do doanh nghiệp chi trả từ nguồn kinh phí được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

2.5.2.9. Một số chế độ phụ cấp khác:

Chế độ phụ cấp ở đây có thể xem xét áp dụng trong các doanh nghiệp được quyền quy định chế độ phụ cấp lương cho người lao động.

a. Phụ cấp ý thức về bản chất là loại phụ cấp nhằm nâng cao ý thức

tính kỷ luật của người lao động trong cơng việc, góp phần tạo ra hiệu quả lao động cao. Để thực hiện chế độ phụ cấp này, cần quy định các tiêu chí

được hưởng phụ cấp. Tùy theo mục đích cần đạt được của doanh nghiệp có thể quy định mỗi loại phụ cấp theo một số tiêu chí nhất định.

b. Phụ cấp lương cho người lao động có một số kỹ năng đặc biệt là

loại phụ cấp nhằm bù đắp hao phí lao động trí lực cho những người lao động thực hiện các công việc mà nhờ có kỹ năng đặc biệt, hiệu quả lao động đạt được cao hơn hẳn những người bình thường khác.

Loại phụ cấp này có mục đích khuyến khích người lao động rèn luyện kỹ năng, giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu và định hướng phát triển của mình. Để xác định loại phụ cấp này, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu và định hướng ưu tiên phát triển, qua đó xác định rõ cần khuyến khích người lao động đạt được loại kỹ năng nào. Với các doanh nghiệp khác nhau, mục tiêu ưu tiên cũng khác nhau, vì vậy có những chế độ phụ cấp cũng khác nhau. Các chế độ phụ cấp có thể áp dụng là phụ cấp ngoại ngữ, phụ cấp khai thác thông tin khách hàng trên mạng, phụ cấp kỹ năng đàm phán, phụ cấp tiền điện thoại…

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Phân tích khái niệm và bản chất của tiền lương? 2. Trình bày các chức năng của tiền lương?

3. Trình bày các hình thức trả lương? 4. Trình bày các phương pháp trả lương?

5. Trình bày quy trình xây dựng hệ thống thang, bảng lương? 6. Trình bày quy trình xác định đơn giá tiền lương?

7. Trình bày cách xác định quỹ tiền lương kế hoạch? 8. Trình bày cách xác định quỹ tiền lương thực hiện? 9. Trình bày khái niệm và bản chất của phụ cấp lương?

10. Trình bày hình thức phụ cấp thâm niên vượt khung, đối tượng áp dụng và cách xác định?

11. Trình bày hình thức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, đối tượng áp dụng và cách xác định?

12. Trình bày hình thức phụ cấp khu vực và phụ cấp đặc biệt, đối tượng áp dụng và cách xác định?

13. Trình bày hình thức phụ cấp thu hút và phụ cấp lưu động, đối tượng áp dụng và cách xác định?

14. Trình bày hình thức phụ cấp độc hại, nguy hiểm và phụ cấp trách nhiệm công việc, đối tượng áp dụng và cách xác định?

15. Trình bày các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc?

NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về các hình thức trả lương? Liên hệ thực tiễn?

2. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về các phương pháp trả lương? Liên hệ thực tiễn?

3. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về trình tự xây dựng hệ thống thang, bảng lương? Liên hệ thực tiễn?

4. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về quy trình xác định đơn giá tiền lương? Liên hệ thực tiễn?

5. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về cách xác định quỹ tiền lương kế hoạch? Liên hệ thực tiễn?

6. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về cách xác định quỹ tiền lương thực hiện? Liên hệ thực tiễn?

7. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hình thức phụ cấp khu vực và phụ cấp đặc biệt? Liên hệ thực tiễn?

8. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hình thức phụ cấp thu hút và phụ cấp lưu động? Liên hệ thực tiễn?

9. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hình thức phụ cấp độc hại, nguy hiểm và phụ cấp trách nhiệm cơng việc? Liên hệ thực tiễn?

10. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc? Liên hệ thực tiễn?

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 2.1: Tính tiền lương thực nhận của người lao động (1 tháng) qua

bảng số liệu sau: Tên lao động Chức vụ Hệ số lương Ngày công thực tế Hệ số phụ cấp chức vụ Tiền lương thực nhận Minh Trưởng phòng 5,68 26 0,2

Nga Nhân viên kế toán 3,04 23 -

Tuyết Nhân viên hành chính

2,66 25 -

Hưng Nhân viên bảo vệ 3,00 26 -

Phúc Nhân viên lái xe 2,96 24 -

Biết rằng: Mức lương tối thiểu được áp dụng là mức lương tối thiểu

vùng 1; số ngày công chuẩn là 26 ngày.

Bài 2.2: Xác định đơn giá tiền lương và tiền lương thực tế của người

lao động làm ở một doanh nghiệp nhà nước trong tháng với các số liệu như sau: STT Tên lao động Hệ số lương Phụ cấp Mtg (phút/sp) Số sản phẩm đạt yêu cầu Đơn giá tiền lương Tiền lương thực tế 1 An 2,71 0,2 24 600 2 Sơn 3,18 0,3 18 620 3 Ngọc 2,48 0,5 26 516 4 Tuấn 3,36 0,2 32 480 5 Mây 2,68 0,4 20 618 6 Nhi 3,56 0,3 36 415

Mức lương tối thiểu chung do quy định hiện hành của Nhà nước và áp dụng chế độ làm việc 25 ngày công chế độ tháng.

Bài 2.3: Lựa chọn hình thức trả lương phù hợp cho từng vị trí

a. Chị Thu, nhân viên hành chính. Chị Thu làm việc trong phịng Hành chính - Nhân sự. Cơng việc chính của chị là xử lý các công văn

giấy tờ để chuyển đến các phịng ban và chuyển đi, phơ tơ tài liệu, trả lời điện thoại. Ngoài ra khi có hợp đồng cần ký kết, chị Thu tham gia soạn thảo và hỗ trợ các thủ tục, giấy tờ cho Phòng Kinh doanh.

b. Anh Đạt, nhân viên bảo vệ của Nhà hàng Nhật Bản. Nhiệm vụ của anh là mở cửa, giữ gìn an ninh và trơng xe cho khách. Thời gian làm việc của anh là: Ca 1 từ 10h đến 14h, Ca 2 từ 18h đến 23h, tất cả các ngày trong tuần.

c. Chị Mai, Trưởng phịng Kinh doanh. Cơng việc của chị là quản lý nhân viên và cơng việc của Phịng Kinh doanh, tìm thị trường và thương lượng ký kết các hợp đồng kinh doanh.

d. Anh Giang, thợ máy. Anh làm việc tại Phịng Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị cho Cơng ty May Việt Thắng. Công việc hàng ngày của anh là kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc của dây chuyền may cơng nghiệp 1. Thời gian làm việc 8h/ngày, 1 ngày có 3 ca.

e. Chị Tú, lao động đóng gói bao bì sản phẩm. Cơng việc của chị là bao gói, dán nhãn các sản phẩm hồn chỉnh để đóng gói chuyển đi. Số lượng hàng chị đóng gói được ghi chép và giao lại cho tổ trưởng theo ngày.

f. Anh Việt, nhân viên kinh doanh. Thời gian làm việc không cố định. Hàng tháng doanh thu được ghi lại và lưu trữ.

Bài 2.4: Anh Nhật là lao động cơ khí bậc 5/7 tại một doanh nghiệp hoạt

động ở vùng 1 có hệ số lương là 3,08 được giao làm công việc X bậc 4/7 với hệ số lương 2,82 với MSL = 26 sản phẩm/ca. Trong tháng anh Nhật đã hoàn thành một khối lượng số lượng sản phẩm gồm 460 sản phẩm (trong đó có 18 sản phẩm xấu). Tỷ lệ sản phẩm xấu cho phép 2%, sản phẩm xấu quá tỷ lệ cho phép được trả 60% đơn giá. Ngoài ra trong tháng anh Nhật cịn làm cơng việc khác hưởng lương thời gian 5 ngày (trong đó có 1 ngày làm thêm vào đêm chủ nhật; 2 ngày làm vào ca đêm, hưởng phụ cấp đêm là 34%; 1 ngày ngừng việc do mất điện và 1 ngày nghỉ phép năm).

Yêu cầu: Hãy tính thu nhập tháng cho anh Nhật?

Biết rằng:

Mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành Áp dụng chế độ làm việc 40h/tuần.

Bài 2.5: Một lao động là thợ bậc 5/7 có hệ số lương là 3,19 làm công

việc đúng bậc thợ với MTG = 32 phút/sp. Trong tháng lao động đó hồn thành một khối lượng sản phẩm là 449 sản phẩm.

Yêu cầu: Hãy tính lương sản phẩm cho lao động đó?

Biết rằng:

a. Doanh nghiệp hoạt động ở vùng 1 và áp dụng trả lương sản phẩm luỹ tiến với quy định:

Mức khởi điểm 390 sản phẩm, vượt mức này hưởng thêm 30% đơn giá cố định

Nếu vượt mức 429 sản phẩm thì được hưởng thêm 45% đơn giá cố định. b. Nếu doanh nghiệp chỉ áp dụng một mức khởi điểm là 390 với tỷ lệ tăng đơn giá là 40% thì tiền lương sản phẩm luỹ tiến sẽ là bao nhiêu? Hãy so sánh với trường hợp a và cho nhận xét.

Tiền lương tối thiểu vùng 1 theo quy định hiện hành của Nhà nước; doanh nghiệp áp dụng tuần làm việc 40 h và có phụ cấp lưu động hệ số 0,2.

Bài 2.6: Chị Hằng là lao động phụ bậc 2/6 có hệ số lương là 2,01

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 83 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)