ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỈNH PHÚ YÊN THÔNG

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 83 - 91)

QUA CHỈ SỐ PCI GIAI ĐOẠN 2006-2011:

Kết quả khảo sát môi trường đầu tư, cũng như xếp hạng PCI của tỉnh Phú Yên qua các năm 2006-2011 đều đạt ở nhóm khá, duy chỉ có năm 2008 ở nhóm trung bình. Trong giai đoạn này có nhiều lĩnh vực thuộc môi trường kinh doanh được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của DN và nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh hay nói cách khác, các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân chưa bao giờ đánh giá cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế của tỉnh. Phần lớn các chỉ số PCI ở mức trung bình (gần trung vị), thậm chí có những chỉ tiêu tiệm cận với nhóm có PCI thấp. Qua việc xem xét, so sánh các chỉ số thành phần, các chỉ tiêu cấu thành các chỉ số thành phần ấy cho thấy điểm số và thứ hạng của tỉnh Phú Yên duy trì không ổn định qua các năm. Mức độ hiệu quả của những nỗ lực đổi mới, hoàn thiện hoạt động của các cơ quan nhà nước và của đội ngũ cán công chức cấp tỉnh còn hạn chế. Dù rằng có những nỗ lực đáng ghi nhận của nhiều yếu tố nhưng so với sự phát triển không ngừng và mức độ cạnh tranh càng cao giữa các tỉnh nhằm thu hút hơn đầu tư để phát triển kinh tế của các tỉnh trong vùng và trong cả nước thì môi

trường đầu tư cạnh tranh của Phú Yên vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn. Cụ thể xét theo từng chỉ số:

+ Chỉ số gia nhập thị trường: Việc triển khai đề án 30 của Chính phủ, các thủ tục hành chính ở một số nội dung, công việc đã được đơn giản hoá, công khai hơn và được giải quyết nhanh chóng hơn, giảm phiền hà, bớt nhũng nhiễu. Đóng góp vào kết quả ấy có phần quan trọng của việc thực hiện cơ chế “một cửa” ở các cấp, các ngành và cơ chế “một cửa liên thông” trên một số lĩnh vực đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đầu tư được quy trình hoá, đã tạo điều kiện cho tổ chức, DN và công dân tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Tuy nhiên, mô hình tổ chức thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” ở các sở, ngành, UBND cấp huyện chưa nhất quán và cơ chế phối hợp giữa các ngành trong thực hiện ở một số lĩnh vực chưa rõ ràng, còn vướng mắc trong thực tế vận hành. Việc giải quyết thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực tại một số đơn vị chất lượng thấp, DN, nhà đầu tư vẫn phải đi lại nhiều lần và mất nhiều thời gian. Việc kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm trong thực hiện các quy định về cải cách thủ tục hành chính chưa được làm thường xuyên, kiên quyết. Vì lẽ đó, DN đã đánh giá không cao hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong việc giảm chi phí gia nhập thị trường cũng như nâng cao tính minh bạch.

Số lượng DN mới thành lập hàng năm còn thấp trong khi hộ kinh doanh cá thể có quy mô khá lớn lại tăng nhanh. Chi phí gia nhập thị trường của Tỉnh Phú Yên vẫn còn cao và có xu hướng tăng hơn so với nhiều tỉnh khác. Năm 2011 xếp 55/63 tỉnh thành và xếp cuối bảng 12/12 so với các tỉnh trong vùng duyên hải Nam Trung bộ. Các thủ tục giấy tờ liên quan đến tham gia thị trường của DN còn phức tạp, thời gian để hoàn thiện kéo dài gây khó khăn cho DN muốn đi vào hoạt động.

+Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Một số chỉ tiêu của chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đã có sự cải thiện. Nhất là trong năm 2011 đã có dấu hiệu gia tăng trở lại. Điều này chứng tỏ có sự quan tâm của chính quyền tỉnh đối với chính sách đất đai.

Tuy nhiên DN đầu tư vẫn còn khó khăn trong tiếp cận đất đai, mặc dù năm 2011 chỉ số này tiếp cận đất đai có sự tiến bộ rõ rệt, xếp hạng 4/63 tỉnh thành, nhưng sự cần phải duy trì sự ổn định của chỉ số này. Bởi vì vấn đề cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém và chưa đồng bộ. Nhiều quy hoạch chất lượng thấp, chắp vá, điều chỉnh bổ sung

nhiều và khó đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Trong công tác bồi thường còn nhiều vướng mắc, chưa thoả đáng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho DN còn chậm, tỷ lệ DN sở hữu giấy tờ này còn thấp, tỷ lệ DN không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh còn thấp, ảnh hưởng nhất định đến khả năng tạo vốn cho DN phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

+Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Trong thời gian qua, Phú Yên cũng đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho DN, người dân trên địa bàn thành phố được cung cấp thông tin pháp lý một cách tốt nhất thông qua những kênh thông tin: website, báo đài. DN đã có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các thông tin kinh doanh và các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu cần thiết.

Tuy nhiên, các kênh thông tin điện tử chính thức của các cơ quan ban ngành vẫn chưa được cập nhật thường xuyên. DN, nhà đầu tư vẫn chưa tiếp cận đầy đủ các thông tin. Trên thực tế, tỉnh rất khó khăn trong việc minh bạch hoá các quy hoạch, đặc biệt là về đất đai, xây dựng. Về xây dựng, kiến trúc, toàn tỉnh mới chỉ lập xong quy hoạch chung về vùng và đô thị, những quy hoạch chi tiết 1/500 và 1/2000 làm được chưa đáng kể. Những quy hoạch về khai thác vật liệu xây dựng, cung ứng xăng dầu, khu tái định cư cũng gặp khó khăn nhất định về mật độ dân cư, vướng diện tích đất trồng 2 vụ lúa…Về đất đai, Sở Tài nguyên, môi trường cho biết quy hoạch sử dụng đất mới đạt hơn 60% số xã trên địa bàn tỉnh và chất lượng quy hoạch cũng chưa cao. Như vậy, có thể hiểu thực trạng này có nguyên nhân khách quan là vì tỉnh chưa có quy hoạch nên không thể công khai minh bạch quy hoạch được. Bên cạnh đó kỹ thuật CNTT chưa đủ khả năng để cung cấp dữ liệu điện tử của những bản đồ quy hoạch ở những vùng quy hoạch xong vì có dung lượng lớn.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh nhiều biến động như ngày nay thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của DN, còn sơ sài, chậm cập nhật, chất lượng không cao. Sự không rõ ràng trong chính sách của chính quyền tỉnh là nguyên nhân gây ra tính không chính xác trong dự báo các cơ hội đầu tư, từ đó hình thành tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư khi bỏ vốn kinh doanh. Mức độ thực hịên cải cách và tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch những năm qua chưa có gì đột phá. Chính vì thế mà chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin năm 2011 của tỉnh Phú Yên xếp hạng 41/63 tỉnh thành và 10/12 so với các tỉnh trong vùng.

+Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước: Vừa qua UBND tỉnh Phú Yên đã ra Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 09/05/2012 về việc ban hành Quy định về trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Qua từng bước thực hiện, hịên nay cơ chế “Một cửa liên thông” tại Sở Kế hoạch Đầu tư đã rút ngắn đáng kể thời gian cũng như chi phí đi lại để hoàn tất thủ tục cho các tổ chức, công dân, số lần doanh nghiệp phải đi lại để nhận giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và con dấu đã giảm đi nhiều (từ 9 lần giảm xuống chỉ còn 3 lần). Hoặc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 65 thủ tục hành chính, trong đó có 09 thủ tục đã giảm thời gian giải quyết cho tổ chức từ 30-40%. Sở Công thương là một ví dụ điển hình về việc thực hiện tốt sự thay đổi về thời gian giải quyết hồ sơ cấp phép, giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với thời gian quy định của Trung ương như: Đăng ký khuyến mại (3 ngày/7 ngày), cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, gas (4 ngày/15 ngày), cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (10 ngày/20 ngày), cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh điện (20/30 ngày) [65].

Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước là một nhân tố mà Phú Yên cần phải quan tâm. Hiện nay, phần mềm quản lý hồ sơ văn bản tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đang được triển khai thí điểm trên 50% số phường, xã và hầu hết các sở, ban ngành. Với các ứng dụng của mình, phần mềm góp phần giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc lưu hồ sơ văn bản và quy trình giải quyết công việc tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh

-Sự mẫn cán và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức nhà nước cấp tỉnh chưa cao.

+Chỉ số chi phí không chính thức: Qua khảo sát việc cảm nhận của các DN đối với việc chi trả cho các chi phí không chính thức có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này xuất phát từ sự chỉ đạo tích cực sâu sát của lãnh đạo tỉnh, tạo điều kiện tốt nhất cho các DN hoạt động. Tuy nhiên việc DN trả chi phí không chính thức này tồn tại khá lâu, vẫn còn tồn tại gay gắt, khó mà giải quyết dứt điểm được.

+Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Phú Yên thường xuyên tổ chức những cuộc gặp mặt, đối thoại với cộng đồng DN trong nước và nước ngoài. Nhưng số lượng DN tăng theo thời gian

cùng với khó khăn, vướng mắc phát sinh nhiều nên các cuộc tiếp xúc như vậy vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của DN. Các cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành đều do các cơ quan quản lý chuyên ngành soạn thảo, đề xuất bám chặt theo khung hướng dẫn, chỉ đạo của TW nên nếu không có những linh hoạt trong điều hành, xử lý sẽ gây khó khăn cho DN. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đã phát huy nhưng vẫn chưa thoả mãn được đa số những mong mỏi của DN và nhà đầu tư, trong khi đó đội ngũ cán bộ công chức thực hịên còn nhiều hạn chế về chuyên môn và tinh thần “phục vụ”. Việc tổ chức thực hiện một số chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa nghiêm ngặt, chưa thống nhất

Mặc dù thời gian qua đã có chủ trương của tỉnh đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, song nhìn nhận của một số bộ phận cán bộ công chức đối với vai trò của khu vực kinh tế tư nhân còn chưa khách quan, chưa tương xứng với vai trò của khu vực kinh tế này trong phát triển. Điều này còn xuất phát từ chất lượng công chức và lãnh đạo ở các sở, ngành trong tỉnh đối với thực thi nhiệm vụ liên quan đến DN còn yếu kém, cũng chính vì vậy có những chính sách tốt ở cấp tỉnh nhưng việc thực thi ở các Sở, ngành trong tỉnh còn chưa tốt. Chính quyền tỉnh cần phải quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nhân lực này.

+Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Những năm qua, cùng với những chính sách của Nhà nước, Phú Yên đã tạo môi trường cho các thành phần kinh tế chuyển đổi DN, liên doanh, liên kết, tổ chức giao đất, cho thuê đất với doanh nghiệp tư nhân (DNTN); tiến hành các chương trình hỗ trợ DN vừa và nhỏ thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, thành lập Quỹ bão lãnh tín dụng, thực hiện chế độ kế toán, tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin về xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, tổ chức hội chợ thương mại khu vực góp phần đáp ứng nhu cầu giao thương của các DN ...Từ thực tế và kết quả trên cho thấy, các dịch vụ hỗ trợ DN tại tỉnh đã có sự phát triển khá, tuy nhiên số lượng các nhà cung cấp dịch vụ còn hạn chế và chất lượng dịch vụ chưa cao, điều này ảnh hưởng nhất định đến việc đáp ứng các điều kiện cho phát triển DN trên địa bàn tỉnh

+Chỉ số đào tạo lao động: Có một khoảng cách khá lớn để nền giáo dục tỉnh và cả nước đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội là do chưa thoát khỏi mô hình giáo dục truyền thống. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu xã hội trong tình hình mới, tỉnh cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: Đề án đào tạo nghề cho lao

động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956), sau 2 năm triển khai tỉnh đã thu được nhiều kết quả khả quan. Toàn tỉnh đã tổ chức được 109 lớp học nghề cho 2.953 lao động ở khu vực nông thôn, trong đó có 38 lớp học nghề nông nghiệp và 70 lớp học nghề công nghiệp - xây dựng. Ngày 21/6/2012 Lãnh đạo tỉnh đã có Quyết định số 847/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình phát triển thanh niên tỉnh Phú Yên đến năm 2020 với mục tiêu hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Song song với chính sách đào tạo tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, thu hút tri thức trẻ về công tác tại địa phương nhằm tạo điều kiện việc làm ổn định nhằm kích thích trí thức trẻ về công tác tại địa phương cũng như không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao tại tỉnh.

Tuy nhiên hệ thống chính sách đào tạo lao động chưa thật sự phát huy được hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài. Chất lượng lao động chưa cao, năng suất lao động thấp, thiếu hụt lao động có kỹ năng ở nhiều ngành sản xuất, đặc biệt những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tạo nhiều giá trị tăng thêm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp nên việc sử dụng lao động phù hợp ngành nghề đã được đào tạo đang đặt ra những vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay cho tỉnh.

+Chỉ số thiết chế pháp lý: DN cũng đã có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các thông tin kinh doanh và các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu cần thiết. Tuy nhiên qua phân tích các chỉ tiêu của chỉ số thiết chế pháp lý ta thấy các DN còn chưa tin tưởng nhiều vào việc có thể giải quyết nhanh, thấu đáo, hợp tình, hợp lý các tranh chấp xảy ra trong hoạt động của các DN. Các lý do chủ yếu có thể là các đạo luật, qui định… của Nhà nước liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong kinh doanh của các DN như về lĩnh vực lao động, phá sản, bản quyền, chống bán phá giá,…còn chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ các cơ sở pháp lý hoặc các quan chức của các cơ quan công quyền chưa có đầy đủ năng lực, trình độ để giải quyết các tranh chấp, hoặc thái độ của các quan chức không minh bạch, công minh trong giải quyết các tranh chấp một cách bình đẳng. Hơn nữa, công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh còn yếu. Các quy định liên quan đến tố cáo, kiện tụng khá rõ ràng, tuy nhiên việc người dân và DN dựa vào thiết chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình là việc làm

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)