Tỉnh Long An

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 37 - 39)

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, liền kề với thành phố Hồ Chí Minh-một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thương quốc tế lớn của cả nước.

Đến tháng 12/2011 toàn tỉnh đã có 30 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch phát triển KCN cả nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích là 10.940,7 ha. Trong đó 18 KCN đã được thành lập với tổng diện tích 5.485,02 ha trong tổng số 21 KCN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích 6.316,48 ha, với tổng vốn đầu từ 113,36 triệu USD và 18.031,051 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2011 tỉnh đã có 5758 DN với tổng vốn đăng ký trên 108.572 tỷ đồng. Cấp chứng nhận đầu tư 417 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.500 triệu đô la Mỹ (USD), trong đó 170 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hịên 1.750 triệu USD [22]

Với phương châm “ Khó khăn của DN là khó khăn của Tỉnh- thành công của DN là nhiệm vụ của chúng tôi”, tỉnh đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư như: đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư (định kỳ UBND tỉnh tổ chức 3 tháng 1 lần); tỉnh nỗ lực rất lớn trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; hỗ trợ giải phóng mặt bằng tạo quĩ đất sạch thuận lợi cho thu hút đầu tư. Diện tích đất cho nông nghiệp hịên có khoảng 5.000 ha đất sạch đã được xây dựng hạ tầng kinh tế- kỹ thuật sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào xây dựng, sản xuất kinh doanh [22].

Cải thiện lớn nhất của tỉnh là thực hiện “ một đầu mối” trong tiếp nhận đầu tư, giảm đến mức tối thiểu các chi phí, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính và tiếp cận, sử dụng ổn định, đất, thực hiện chính sách phát triển khu vực tư nhân, tính minh bạch và tiếp cận thông tin.

Phát triển nguồn nhân lực theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Hầu hết các huyện trọng điểm kinh tế của tỉnh đã xây dựng các Trung tâm dạy nghề, gắn công tác dạy nghề với cơ sở sản xuất, đào tạo lao động với sử dụng lao động. Khuyến khích thực hiện đào tạo lao động ngay trong DN, cơ sở sản xuất, tạo điều kịên cho công nhân lao động tiếp cận thực tế của lao động sản xuất, gắn quyền lợi của người lao động với đơn vị sử dụng lao động. Kêu gọi đầu tư xây dựng mới các trường cao đẳng, đại học và trung tâm đào tạo nghề vào địa phương nhằm tạo điều kiện cho con em gia đình khó khăn được đi học, bổ sung nguồn lực cho DN. Khuyến khích vào tạo điều kiện các trường cao đẳng, đại học tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác về mở trường, chi nhánh dạy nghề tại Long An. Tỉnh đã có 03 Trường Đại học, 03 Trường Cao đẳng và 15 Trường Trung cấp nghề, chưa tính 05 trường đại học và cao đẳng đang tiến hành các thủ tục về đất đai, xây dựng. Số lượng lao động của tỉnh qua đào tạo khoảng 380.000 người. Đến năm 2010, tỉnh có khoảng 50 % lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ qua đào tạo nghề khoảng 30%

Bên cạnh phát triển đào tạo các bậc đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, tỉnh phối hợp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xây dựng chương trình “Mêkông 100” nhằm cử và đưa đi đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tạo nguồn cán bộ chất lượng làm nòng cốt cho đội ngũ công chức của tỉnh trong những năm tới [22]

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)