Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, liền kề với thủ đô Hà Nội, trên 2 hành lang kinh tế Quảng Đông - Lạng Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lào Cai - Quảng Ninh. Với vị trí “đắc địa” ấy, xét tầm không gian lãnh thổ, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Trong 5 năm (2006-2010), tỉnh đã chi trên 63.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, riêng giao thông khoảng 1.000 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng xây mới, cải tạo mạng lưới điện. Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất miền Bắc cũng như của cả nước. Năm 2010, Bắc Ninh tăng trưởng 17.86% cao nhất từ trước đến nay và tính chung trong giai đoạn 2006- 2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15.3%. Năm 2011 trong bối cảnh kinh tế trong nước rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 16.2%, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Công nghiệp Bắc Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa qua. Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 36.880,6 tỷ (so với giá cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước. Năm 2011 Bắc Ninh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt giá trị 65 ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 6 cả nước sau TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (tính cả dầu thô, khí đốt). Bắc Ninh năm 2011 có tổng thu ngân sách đạt mốc 7 nghìn 100 tỷ, là năm đầu tiên Bắc Ninh đã ổn định ngân sách và là một trong 13 tỉnh đã có đóng góp ngân sách cho TW. Năm 2011, GDP bình quân đạt 2125 USD/người, là một trong những tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Năm 2011, Bắc Ninh cũng đạt kim ngạch xuất khẩu là 7.414 triệu USD, và là một tỉnh xuất siêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 22.000 tỷ đồng. Hiện tại Bắc Ninh đã và đang xây dựng 15 KCN tập trung qui mô lớn và hàng chục khu-cụm CN vừa và nhỏ. Số vốn FDI của BN đứng thứ 7 cả nước và thứ 2 vùng KT trọng điểm phía Bắc. Bắc Ninh nổi tiếng với việc thu hút các nhà đầu tư lớn như Canon, SamSung, Nokia, ABB [41].
Có được những thành tựu trên chính là trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung thực hiện một số giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh:
UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác thực hiện nhịêm vụ cải thiện môi trường kinh doanh và đơn giản hoá thủ tục đầu tư cho DN. Tập trung vào các vấn đề :(1) Đơn giản hoá quy trình thủ tục. (2) Tăng cường phối hợp và nâng cao chất lượng quản lý và
cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (2) Thể chế hoặc các quy trình được sửa đổi; (4) Thống nhất chuẩn mực về nội dung, hình thức các loại giấy tờ hồ sơ trong thủ tục.
Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh để tạo thuận lợi cho các DN trong nước và nước ngoài nắm bắt các thông tin cần thiết và tiếp xúc trao đổi về dự án đầu tư. Hoàn thịên thể chế và có hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tổ chức theo dõi các dự án. Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn FDI, là bước cụ thể hoá công tác quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài. Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các thông tin về đối tác của tỉnh và dự án kêu gọi đầu tư. Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong và ngoài nước dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các phương tiện truyền thông khác nhau như đài, báo, sách, hướng dẫn, internet…Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án. Tăng cường mối quan hệ giữa TW và địa phương trong việc xúc tiến các dự án đầu tư vào tỉnh. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác theo dõi, quản lý dự án [22]
Triển khai chương trình phát triển DN gồm các hoạt động điều tra, khảo sát để xác định đúng lợi ích và rào cản trong thành lập DN, nhằm đưa chủ trương, chính sách về phát triển DN vào cuộc sống, tạo tác động tăng trưởng kinh tế trong dài hạn [22].
Như vậy, quá trình cải thịên môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Ninh dựa trên phương pháp luận của PCI, được thực hiện thực chất, kiên trì mà ít bị phụ thuộc vào những việc làm mang tính phong trào, có ý nghĩa quan trọng để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh một cách bền vững.