Hai thành tố cũng thường được nhắc đến nhiều khi nói đến thương hiệu, đó là biểu trưng (logo) và biểu tượng (symbol). Biểu trưng (logo) là
hình đồ họa hoặc hình, dấu hiệu bất kỳ được chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn để phân biệt và tạo ấn tượng cho thương hiệu [18]. Với đa số các
rất đa dạng, nhưng khả năng nhận biết, phân biệt và ghi nhớ lại khơng hề nhỏ. Vì vậy, biểu trưng tồn tại ở rất nhiều thương hiệu và được xem là thành tố phổ biến tới mức gần như sẽ nói đến biểu trưng (logo) khi đề cập về thương hiệu.
Khác với biểu trưng, biểu tượng (symbol) là hình ảnh hoặc dấu hiệu đồ họa thể hiện giá trị cốt lõi, mang triết lý và thông điệp mạnh cho thương hiệu được chủ sở hữu lựa chọn nhằm tạo dựng bản sắc và liên tưởng thương hiệu [18]. Biểu tượng thường ít gặp hơn trong các thương hiệu và vì thế cũng ít được nhắc đến hơn khi nói về các thành tố thương hiệu. Theo quan điểm này thì biểu tượng thường thể hiện rõ hơn các giá trị cốt lõi và chuyển tải thông điệp mạnh hơn về bản sắc thương hiệu và yếu tố văn hóa, truyền thống gắn với thương hiệu. Đơi khi, biểu tượng được các chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn cịn là những hình ảnh của nhân vật nổi tiếng được khai thác nhằm tạo dựng giá trị riêng, các tính riêng cho thương hiệu của mình. Trong khá nhiều trường hợp biểu trưng và biểu tượng được hiểu tương đồng, người ta thường nói đến biểu trưng hơn là nói đến biểu tượng.
Biểu trưng có thể được lựa chọn và thiết kế theo hướng tạo một hình đồ họa độc lập (hình 1a) hoặc theo phương án cách điệu chính tên thương hiệu (hình 1b) hoặc kết hợp cả 2 phương án trên (hình 1c), thường ít có sự thay đổi theo thời gian và đây là yếu tố có thể đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa của yếu tố nhãn hiệu cùng với tên thương hiệu.
Hình 1: Ba phương án thiết kế biểu trưng thương hiệu