Phân biệt sao lưu và dự phòng

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin: Phần 2 - PGS.TS. Đàm Gia Mạnh, TS. Nguyễn Thị Hội (Chủ biên) (Trang 49 - 51)

II. BÀI TẬP CHƯƠNG

SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI THÔNG TIN

5.2.1.2. Phân biệt sao lưu và dự phòng

Trên thực tế thường hay sử dụng thuật ngữ sao lưu dự phòng, xét về bản chất sao lưu và dự phòng đều hỗ trợ q trình phục hồi thơng tin cho hệ thống thơng tin có thể quay trở lại trạng thái hoạt động như trước khi gặp sự cố. Tuy nhiên, sao lưu và dự phịng có những điểm khác nhau, sau đây là vài nét cơ bản về sự giống nhau và khác nhau giữa sao lưu và dự phòng Như đã trình bày ở đầu mục 5.2.1 thì sao lưu là một quá trình tạo và lưu trữ các bản sao của thông tin để tránh sự mất mát, hỏng hóc hoặc tránh bị thay đổi, xóa bỏ thơng tin trong hệ thống thơng tin. Trong khi đó dự phòng là phòng tránh hoặc phịng ngừa các vấn đề có thể xảy ra đối với thơng tin của hệ thống thơng tin. Có thể hiểu sao lưu là một biện pháp dự phòng cho hệ thống, sao lưu thơng tin và dự phịng thông tin đều là các biện pháp nhằm giúp khắc phục các sự cố của hệ thống thông tin giúp cho hệ thống thơng tin có thể giảm tối đa thời gian ngừng trệ hoặc hiệu suất thấp, đảm bảo hệ thống thông tin luôn khai thác và sử dụng tốt thông tin hay nói cách khác là đảm bảo cho hệ thống thơng tin có thể hoạt động liên tục.

Sao lưu thơng tin và dự phịng thơng đều làm giảm thời gian sửa chữa cho hệ thống thơng tin cịn gọi là giảm MTTR - Mean Time To Repair.

Tuy nhiên chúng cũng có nhưng điểm khác nhau cơ bản như trong Bảng 5.3 sau đây:

Bảng 5.3. So sánh sao lưu và dự phịng thơng tin

Đặc trưng Sao lưu thông tin Dự phịng thơng tin

Mục đích Hỗ trợ phục hồi hệ thớng khi có sự cớ, đưa hệ thớng thơng tin trở về trạng thái tại một thời điểm xác định trước khi xảy ra sự cố hoặc đưa hệ thống thông tin trở về thời điểm bất kỳ nào đó, dù không có sự cố xảy ra.

Hỗ trợ việc tăng khả năng chịu lỗi hệ thống của hệ thống thông tin (Fault Tolerance), giúp hệ thống thông tin thực thi hiệu quả hơn.

Nguyên lý hoạt động

Hệ thống chấp nhận lỗi biểu hiện ra ngồi, chấp nhận có thể mất thông tin bằng cách thay thế bằng một bản sao lưu trước đó.

Hệ thống không chấp nhận lỗi biểu hiện ra ngồi, khơng chấp nhận mất mát thơng tin, cố gắng khắc phục lỗi để người dùng không nhận biết hệ thớng thơng tin có sự cớ.

Ưu điểm Các bản sao lưu được lưu ở nơi cách xa hệ thống thông tin hiện tại đảm bảo an tồn cho thơng tin với những sự cố xảy ra tại hệ thớng thơng tin.

Có thể phục hồi lại hệ thống thông tin nếu bản sao lưu khơng bị hỏng hóc.

Ít tớn chi phí quản trị.

Đem lại sự hài lòng và độ tin cậy cho người dùng trong hệ thống thông tin.

Nhược điểm Tớn chi phí quản trị vì phải lập kế hoạch sao lưu, cân nhắc về chi phí, mua thiết bị, lắp ráp, cài đặt, lặp lịch sao lưu cho thông tin, xem xét vị trí cất giữ bản sao. Phải có cơ chế quản lý các bản sao lưu để có thể phục hồi hệ thớng thơng tin.

Khơng hồn tồn chịu được lỗi, do đó không chắc chắn sẽ phục hồi được thơng tin nếu có lỗi xảy ra đối với hệ thống thông tin.

Ứng dụng Sao lưu thích hợp cho các ứng dụng cần độ an tồn thơng tin cao, khơng yêu cầu nhiều về tốc độ truy xuất như thư điện tử, các tập tin, file, cơ sở dữ liệu sớ hóa,...

Thích hợp với các máy chủ chạy liên tục, cần khả năng chịu lỗi vừa phải như hệ thống thông tin lưu trữ tại các văn phòng giao dịch ngân hàng, các hệ thống thông tin kiểu khách/chủ.

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin: Phần 2 - PGS.TS. Đàm Gia Mạnh, TS. Nguyễn Thị Hội (Chủ biên) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)