II. BÀI TẬP CHƯƠNG
SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI THÔNG TIN
5.4.2.2. Nền tảng của công nghệ Blockchain và an tồn thơng tin
Công nghệ Blockchain được phát triển dựa trên hai nền tảng kỹ thuật chính là hàm băm và chữ ký số. Mỗi người dùng sẽ sở hữu một cặp khóa gồm khóa bí mật và khóa cơng khai. Khóa bí mật được lưu trữ bí mật và sử dụng để ký kết các giao dịch. Các giao dịch đã ký dùng chữ ký số được phát đi trên toàn bộ mạng. Chữ ký số liên quan đến hai giai đoạn: giai đoạn ký kết và giai đoạn xác minh. Ví dụ: người dùng A muốn gửi một thông báo cho người dùng B, trong giai đoạn ký, A mã hóa dữ liệu của mình bằng khóa bí mật và gửi cho B kết quả đã được mã hóa và dữ liệu gốc. Trong giai đoạn xác minh, B xác nhận giao dịch bằng khóa cơng khai của A. Bằng cách đó, B có thể dễ dàng kiểm tra xem dữ liệu có bị giả mạo hay khơng? Do đó, nền tảng an ninh mạng dựa trên blockchain có thể bảo mật các thiết bị kết nối bằng cách sử dụng chữ ký điện tử để nhận diện và xác thực các thiết bị này. Sau đó các thiết bị sẽ đóng vai trò là những đối tượng tham gia được ủy quyền trong mạng blockchain.
Mọi thiết bị mới được thêm vào mạng đều được đăng ký bằng cách gán ID kỹ thuật số duy nhất trên hệ thống Blockchain. Nền tảng này sẽ cung cấp các kênh bảo mật để liên lạc giữa các thiết bị và đồng thời tất cả các thiết bị kết nối sẽ có qùn truy cập an tồn vào hệ thống chủ hay cơ sở hạ tầng. Giải pháp an ninh mạng dựa trên blockchain cũng có thể tận dụng kiến trúc Software-defined perimeter (SDP) và sử dụng mơ hình Zero-Trust để làm cho tất cả các thiết bị đã được xác thực vô hình trước kẻ tấn công. Điều này có nghĩa là chỉ những thiết bị được xác minh mới có thể “nhìn thấy” hoặc biết về sự tồn tại của các thiết bị kết nối khác và từ đó tạo thêm một lớp bảo mật bổ sung cho cơ sở hạ tầng IoT.
Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng (40%), dịch vụ
công cộng (30%), năng lượng (30%), giáo dục (30%),... Cho đến hiện tại, phần lớn startup sử dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính như VBTC.
5.5. TỔNG KẾT CHƯƠNG 5
Chương 5 trình bày một số phương pháp để sao lưu và dự phịng thơng tin, khơi phục thơng tin. Sao lưu và dự phịng thơng tin là một biện pháp nhằm phòng tránh trong trường hợp thông tin của hệ thống bị tấn cơng hoặc bị hỏng hóc trong khi hệ thống thơng tin của tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động. Khôi phục thông tin là cách thức đưa thông tin trở lại hoạt động sau khi chúng gặp sự cố. Nhằm đảm bảo cho thông tin trong các hệ thống thông tin luôn sẵn sàng sử dụng. Chương 5 đã trình bày các khái niệm, một số phương pháp và một số kỹ thuật cơ bản và thông dụng trong quá trình sao lưu dự phịng thơng tin và phục hồi thơng tin cho hệ thống thông tin của tổ chức, doanh nghiệp.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5
I. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Sao lưu là gì? Vì sao cần sao lưu thơng tin và dữ liệu trong hệ thống thông tin của tổ chức, doanh nghiệp? Hãy giải thích và lấy ví dụ minh họa.
2. Các kiểu sao lưu thông tin và dữ liệu trong hệ thống thông tin của tổ chức, doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh họa.
3. So sánh sự giống nhau và khác nhau của sao lưu và dự phòng? Các kiểu sao lưu dự phòng phổ biến? Minh họa thực tế.
4. Hãy trình bày các cơng cụ sao lưu dự phòng phổ biến của Windows?
5. Phục hồi là gì? Vì sao các hệ thống cần phục hồi dữ liệu? Hãy giải thích? Các kiểu phục hồi dữ liệu phổ biến hiện nay? Lấy ví dụ minh họa. Trình bày một số phần mềm được sử dụng để phục hồi dữ liệu?
Cơng nghệ Blockchain là gì? Vì sao Blockchain có thể ứng dụng vào đảm bảo an tồn cho hệ thống thơng tin của tổ chức, doanh nghiệp?