Thường xuyên sao lưu dự phòng

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin: Phần 2 - PGS.TS. Đàm Gia Mạnh, TS. Nguyễn Thị Hội (Chủ biên) (Trang 130 - 131)

II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

8. Gửi hóa đơn thanh toán

6.4.6. Thường xuyên sao lưu dự phòng

Backup dữ liệu là sao chép dữ liệu máy chủ (hoặc máy tính cá nhân, điện thoại, máy tính bảng, v.v...) rồi lưu trữ ở một nơi khác, phòng khi có sự cố xảy ra như thiên tai, virus, ổ cứng hỏng, v.v... sẽ không bị mất mát dữ liệu. Việc sao lưu dự phòng thường sử dụng các ổ cứng di động, USB hoặc đĩa DVD, VCD để tiến hành backup dữ liệu, tuy nhiên phương pháp đó khá thủ công và mất nhiều thời gian, thêm nữa, tuổi thọ của thiết bị lưu trữ cũng thường khá ngắn. Xu thế hiện nay là sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây với khả năng tự động backup dữ liệu theo lịch (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm) với sự linh hoạt của hạ tầng đám mây.

Việc sao lưu dữ liệu là vô cùng cần thiết đối với cả cá nhân lẫn các tổ chức, doanh ngiệp, khi sử dụng máy tính để bàn hay máy tính xách tay hoặc đặc biệt là khi điều khiển cả một hệ thống máy chủ cho một tổ chức, doanh nghiệp thì việc bảo mật và bảo vệ dữ liệu cũng luôn là nhiệm vụ tối quan trọng. Trong quá trình sử dụng và vận hành hệ thống không thể tránh được việc gặp phải những sự cố khơng thể dự đoán trước được, ví dụ có khi chỉ đơn giản chỉ là xóa nhầm, hay định dạng nhầm các thư mục và ổ đĩa làm mất dữ liệu, hoặc gặp một thiên tai bất ngờ như bão, lũ lụt, v.v...

Việc sao lưu dự phòng dữ liệu thường xuyên sẽ giúp cho hệ thống có thể phục hồi dữ liệu khi xảy ra các nguy cơ mất mát, hỏng hóc hoặc bị lỗi khi vận hành, bên cạnh đó, nếu sao lưu dữ liệu cịn giúp hệ thống có thể sử dụng bản sao lưu, sao chép ra và sử dụng lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin: Phần 2 - PGS.TS. Đàm Gia Mạnh, TS. Nguyễn Thị Hội (Chủ biên) (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)