- Vấn đề cung cầu laođộng xã hội: Khi nền kinh tế phát triển, các
2.1.2. Tổ chức về nhân sự thực hiện thu bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp ngoài quốc doanh của bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh
nghiệp ngoài quốc doanh của bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh
Từ năm 1995 trở về trước, ở Hà Tĩnh việc quản lý thu BHXH do Liên đoàn lao động quản lý và một phần do ngành Thuế, ngành Tài chính trực tiếp thu. Nhìn chung tình hình quản lý thu BHXH thời kỳ này không tập trung, lại chồng chéo, quản lý thiếu chặt chẽ, việc sử dụng, quản lý nguồn thu có nhiều sơ hở dễ phát sinh tiêu cực, thất thoát.
Tháng 9/1995 BHXH tỉnh Hà Tĩnh được thành lập và đi vào hoạt động, theo đó cơng tác thu BHXH do cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện và được quản lý tập trung thống nhất theo hệ thống dọc 3 cấp từ Trung ương đến tỉnh huyện.
Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Hà Tĩnh hiện nay bao gồm 22 đơn vị trực thuộc, ở văn phịng tỉnh có 10 phịng chức năng nghiệp vụ và 12 cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố. Việc đảm nhận chức năng thu do phòng thu BHXH quản lý và BHXH các huyện đảm nhận theo phân cấp. Thực hiện Quyết định số 195/2003/QĐ -BHXH ngày 19/2/2003 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ công tác thu BHXH bắt buộc ở các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện ở địa phương như sau [12, tr.19]:
- Xây dựng kế hoạch thu BHXH hàng năm, quý, tháng và phân bổ chỉ tiêu cho BHXH huyện, thị, thành phố thực hiện.
- Tổ chức thu BHXH của người lao động, người sử dụng lao động. Trước đây theo điều lệ BHXH quy định rõ hơn cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trong đó lao động làm việc trong các Doanh nghiệp Nhà nước không hạn chế lao động do Doanh nghiệp sử dụng, cịn các Doanh nghiệp ngồi quốc doanh với điều kiện sử dụng lao động từ 10 lao động trở lên. Mức đóng BHXH được quy định chung là 20%, trong đó người lao động đóng 5% - chủ sử dụng lao động đóng 15%. Sau khi BHYT Việt Nam chuyển sang BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam có thêm chức năng thu BHYT. Tại quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 quy định cụ thể về mức đóng được quy định là 23% (20% đóng BHXH và 3% đóng BHYT) trong đó người lao động đóng 6% tiền lương, chủ sử dụng lao động đóng 17% tổng quỹ lương tháng [12, tr.9].
- Thẩm định số thu BHXH, BHYT bắt buộc, cấp, ghi sổ BHXH, xác nhận số thu BHXH làm cơ sở cho việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.
- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thu BHXH bắt buộc... thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo tổng thu.
- Tiếp nhận, phân loại khai thác sử dụng các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trước đây theo điều lệ BHXH quy định là các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh với điều kiện sử dụng từ 10 lao động trở lên phải tham gia nộp BHXH. Nhưng từ ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều lệ BHXH, trong đó đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc với khu vực Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được mở rộng đối với cả các Doanh nghiệp sử dụng từ 1 lao động trở lên.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến thu BHXH quy định Do hạn chế cán bộ của BHXH tỉnh cịn ít, việc bố trí nhân sự chun quản công tác thu BHXH bắt buộc mới phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn ở Văn phịng tỉnh (phịng thu bố trí 15 cán bộ) cịn ở BHXH cấp huyện mới bố trí kiêm nhiệm từ 2-3 cán bộ, riêng BHXH thành phố bố trí 4 cán bộ trong đó có một cán bộ phụ trách chuyên quản các đơn vị Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Như vậy cơng tác bố trí nhân sự BHXH Hà Tĩnh làm cơng tác thu Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm qua hợp lý so với tổng biên chế được giao, song đều quá tải so với nhiệm vụ cần khai thác vận động đối tượng tham gia BHXH ở loại hình Doanh nghiệp ngồi quốc doanh được coi là khó trong cơng tác thu BHXH.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Hà Tĩnh