Mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri thu bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn hà tĩnh (Trang 75 - 78)

- Nguyên nhân về phía cơ quan BHXH

3.2.2. Mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

BHXH ở bất kì nước nào đều cần những điều kiện và môi trường nhất định để tồn tại và phát triển. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống BHXH, đó là: hệ thống pháp luật BHXH, nhận thức của các nhà lãnh đạo và của nhân dân, khả năng nguồn thu đảm bảo chi trả, nguyên tắc ba bên (nhà nước, chủ sử dụng lao động, người lao động) phải được giữ vững và mỗi bên thực hiện đúng vai trị và nghĩa vụ của mình. Người ta cũng đã chỉ ra rất nhiều biện pháp để duy trì và phát triển hệ thống BHXH, trong đó mức đóng góp vào quỹ BHXH là quan trọng hàng đầu, mối liên hệ giữa mức đóng và mức hưởng là tiêu chí về trình độ phát triển của hệ thống BHXH.

Một biện pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững hệ thống là tăng cường mở rộng đối tượng. Như chúng ta đều biết tiền đóng góp trước đây của những người nghỉ hưu hiện tại thực chất đã được chi hết cho người nghỉ hưu trước đây. Còn tiền chi cho những người nghỉ hưu hiện tại thực chất lại lấy đóng góp của những người hiện đang làm việc. Cứ như thế đế khi những người hiện tại đang làm việc nghỉ hưu lại lấy từ đóng góp của thế hệ tương lai. Đây là sự phân phối lại giữa các thế hệ. Như vậy mở rộng đối tượng là một biện pháp hữu hiệu là đảm bào nguồn thu để chi trả cho thế hệ nghỉ hưu hiện tại và cho các đối tượng khác. Vấn đề ở đây là mở rộng thế nào, trên cơ sở nào có tiêu chí gì khơng, kinh nghiệm thực tế thế nào, hoặc có thể mở rộng đối tượng bằng mọi giá mọi nơi mọi lúc hay không.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH không chỉ là một nguyên tắc cơ bản của BHXH mà cịn nhằm đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH, tạo sự ổn định và phát triển xã hội. Mặc dù quan điểm này đã được khẳng định rất rõ trong các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, nhưng trên thực tế, việc thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian qua vẫn gặp khơng ít khó khăn.

Mở rộng đối tượng tức là cho phép những lao động nào được tham gia, các đối tượng không thuộc tham gia BHXH. Hiện nay chính phủ quy định đối tượng tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc phải có hai điều kiện. Thứ nhất: người lao động phải có quan hệ lao động, quan hệ tiền lương, tiền công. Thứ hai. người lao động đó làm việc trong đơn vị có pháp nhân đầy đủ. Để đạt mục tiêu mọi người lao động đều tham gia BHXH thì vấn đề cần đặt ra là: đối với chính sách vĩ mơ cần nghiên cứu mở rộng thêm phạm vi, đối tượng tham gia BHXH loại hình bắt buộc, nhất là khu vực nơng nghiệp, nông thôn, lao động tự do.

Mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn tập trung ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chủ yếu, vì vậy phải:

- Rà sốt lại hoạt động săn xuất kinh doanh, phân loại kết quả hoạt động của từng doanh nghiệp để có biện pháp xử lý về BHXH. Chấm dứt tình trạng đánh giá chung chung, khơng tìm hiểu cặn kẽ lý do tại sao doanh nghiệp nhiều năm khơng đăng kí tham gia BHXH, mặc dù năm nào cơ quan BHXH cũng báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, nhưng khơng có giải pháp xử lý, vì trong thực tế có doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, nhưng sau thời gian ngắn ngừng hoạt động do làm ăn kém hiệu quả; cũng có doanh nghiệp tư nhân thành lập để vay vốn sử dụng vào mục đích khác, khơng tuyển lao đơng, cịn tồn tại rất nhiều loại “ doanh nghiệp ma”...

- Đối với doanh nghiệp cịn hoạt động, có th mướn, hợp đồng lao động, yêu cầu phải đăng kí tham gia BHXH cho người lao động. Nếu từ chối

tham gia BHXH, cơ quan BHXH lập hồ sơ kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý về hành chính, ngồi số tiền phạt do khơng đăng kí đóng BHXH tính trên đầu người, có thể kiến nghị với Sở kế hoạch đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền xem xét thu hồi giấy phép đăng kí kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra Tịa án.

- Những doanh nghiệp khơng hoạt động đề xuất thu hồi giấy phép đăng kí kinh doanh, cơ quan BHXH xóa tên trong danh sách đơn vị phải thu BHXH theo luật định để tránh tình trạng nợ ảo.

- Đối với Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác: tuy thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng có đặc thù là người lao động có thể vừa là người sử dụng lao động, có đăng kí kinh doanh song pháp nhân khơng đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng Phương án phát triển đối tượng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phường, thị trấn vận động tham gia BHXH, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Mặt khác, hiện nay ở Hà tĩnh, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô doanh nghiệp lớn khơng đáng kể lại làm ăn thiếu hiệu quả. Vì vậy cần mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh khối doanh nghiệp. Điều hiển nhiên là khi doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì người lao động sẽ có việc làm thu nhập ổn định, tạo điều kiện người lao động tham gia BHXH. Để đạt được điều ấy, địi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mơ phù hợp và sức cạnh tranh cao để chủ động hội nhập và thích nghi với điều kiện mới.

Xác định mở rộng đối tượng tham gia BHXH là một nhiệm vụ quan trọng của việc thực hiện Luật BHXH, trong thời gian tới để Luật BHXH đi vào cuộc sống, mọi người lao động đều được tham gia đóng BHXH, ngành BHXH cần chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổng kết, đánh giá nghiêm túc về việc thu, nộp BHXH, trên cơ sở đó tham mưu cho Chính phủ có những giải pháp phù hợp hơn nhằm mở rộng đối tượng tham gia; đồng thời

tham mưu tốt cho cấp ủy Đàng, chính quyền trong việc phát triển đối tượng thuộc diện đóng BHXH theo loại hình bắt buộc trong các thành phần kinh tế, trước mắt cần tập trung giải pháp cầu lao động và giải pháp tạo việc làm nhằm sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hơn.

Tạo cầu lao động (khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động), vì hiện nay ở Hà tĩnh cung về lao động lớn hơn cầu về lao động. Muốn tạo cầu lao động, Hà tĩnh cần tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ổn định đến năm 2010 làm cho mọi người trong độ tuổi lao động có việc làm... xây dựng được một hệ thống kinh tế mở và chủ động hội nhập theo tinh thần phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa nguồn lực bên ngoài... lấy mục tiêu quan trọng là đảm bảo việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao dộng xã hội.

Tạo việc làm, là một trong những chính sách xã hội của quốc gia và của Hà tĩnh nói riêng, là yếu tố quyết định để phát huy trí tuệ và tay nghề nguồn lực con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội. Nếu Hà TĨnh phấn đấu vượt bậc trong các chương trình phát triển kinh tế nhất là các chương trình dự án trọng điểm ở Khu kinh tế Vũng Áng, Cửa Khẩu Cầu treo, khai thác mỏ sắt Thạch Khê... thì cơ cấu lao động xã hội đến năm 2015 có thể đạt: 52% -37% -31% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII. Khi cung - cầu lao động được linh hoạt, tạo nhiều chỗ làm mới, thu nhập của người lao động được ổn đinh, sẽ có nhiều khả năng tham gia BHXH, cơ hội cho sự phát triển BHXH ngày càng cao[29, tr.37].

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri thu bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn hà tĩnh (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w