- Vấn đề cung cầu laođộng xã hội: Khi nền kinh tế phát triển, các
Giám đốc Phòng
2.2.1. Triển khai các quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối với cơng tác quản lý thu BHXH nói chung và quản lý thu BHXH khu vực DNNQD nói riêng, ngày càng đa dạng và phức tạp; địi hỏi ngành BHXH ln phải hồn thiện và chuẩn hóa quy trình quản lý thu BHXH. Kể từ khi thành lập (năm 1995) đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã 4 lần thay đổi quy định về công tác quản lý thu BHXH. Đây là vấn đề tất yếu khách quan trong quá trình quản lý nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công tác thu BHXH và từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực trạng thay đổi đó diễn ra như sau:
+ Từ tháng 9/1995 đến tháng 12/ 1996 quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo Quyết định số 211/BHXH ngày 26 tháng 9 năm 1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
+ Từ tháng 1/1997 đến tháng 12/1999, quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
+ Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2003, quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quyết định này đã cụ thể hoá về nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia BHXH trong việc thu nộp BHXH và quản lý và tổ chức thu BHXH.
Từ tháng 7/2003 quy trình quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc được thực hiện theo Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
* Đối tượng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc
Theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, từ tháng 1/1995 đối tượng thu BHXH khu vực DNNQD bao gồm những lao động trong các doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên. Từ tháng 1/2003, Nghị định 01/NĐ-CP ngày 09/01/2003 đã mở rộng đối tượng thu BHXH đối với lao động thuộc các DNNQD có sử dụng từ 01 lao động trở lên và cả những lao động ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ dưới 3 tháng sau đó lại tiếp tục ký HĐLĐ mới.
- Theo quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, đối tượng thuộc diện thu BHXH bắt buộc khu vực DNNQD bao gồm: Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, hợp đồng lao động không xác định thời hạn; người lao động làm việc theo hợp đồng dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp (Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân).
- Theo quy định của Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998, đối tượng thu BHYT bắt buộc khu vực DNNQD chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên. Nghị định số 63/CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 quy định đối tượng thu BHYT bắt buộc đối với khu vực DNNQD chỉ áp dụng đối với người lao động có HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên và trong doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên.
* Mức thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc
Theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, mức thu BHXH bắt buộc khu vực DNNQD tính bằng 20% tiền lương, tiền cơng ghi trong hợp đồng lao động (tiền lương, tiền công không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định). Cơ cấu mức thu: chủ sử dụng lao động đóng 15% và người lao động đóng 5% [17, tr.15].
Từ tháng 1/2003, cơ quan BHXH tiếp nhận cả sự nghiệp BHYT. Theo quy định tại Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ. mức thu BHYT bắt buộc khu vực DNNQD tính bằng 3% tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Cơ cấu mức thu: chủ sử dụng lao động đóng 2% và người lao động đóng 1% [22, tr.7].
Mức thu BHXH, BHYT tính bằng 23% tiền lương, tiền cơng ghi trong hợp đồng lao động, Cơ cấu mức thu: chủ sử dụng lao động đóng 17% và người lao động đóng 6%.
Các trường hợp mức thu thấp hơn 23% [22, tr.8]:
- Mức 3% tiền lương, tiền công đối với những người thuộc đối tượng thu 23% nhưng đang trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày hoặc nghỉ chờ việc không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh (thời gian trên không phải đóng BHXH).
- Mức 20% lương, tiền cơng đối với những người có hợp đồng lao động dưới ba tháng (chỉ đóng BHXH, khơng phải đóng BHYT)
* Phương thức đóng BHXH, BHYT: Chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT đồng thời, hàng tháng vào tài khoản thu của cơ quan BHXH, chậm nhất là ngày cuối tháng.
* Trình tự quản lý thu, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Đăng ký tham gia BHXH, BHYT lần đầu:
Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kê khai danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách đối tượng tham gia BHYT với cơ quan BHXH được phân công quản lý theo phân cấp. Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Công văn đăng ký tham ghia BHXH, BHYT;
+ Danh sách lao động quỹ lương tham gia BHXH, danh sách đối tượng tham gia BHYT;
+ Hồ sơ hợp pháp về đơn vị và người lao động trong danh sách.
Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định cho đơn vị sử dụng lao động. Cơ sở pháp lý để thẩm định chấp nhận danh sách đơn vị kê khai gồm:
+ Hồ sơ pháp lý về hoạt động của đơn vị như: quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập (nhằm xác định đúng đối tượng tham gia BHXH, trụ sở làm việc của đơn vị tham gia BHXH để liên hệ và phân công quản lý);
+ Hồ sơ tuyển dụng lao động: nếu là lao động do thuyên chuyển, điều động cần có quyết định thuyên chuyển, điều động của cơ quan có thẩm quyền kèm theo các giấy tờ xác nhận đã tham gia BHXH tại đơn vị cũ (giúp cơ quan BHXH theo dõi quá trình tham gia BHXH của người lao động một cách có hệ thống, giảm thu ở đơn vị cũ và tăng thu ở đơn vị mới);
+ Nếu là lao động mới hợp đồng: lý lịch có xác nhận của địa phương phù hợp với chứng minh thư nhân dân; giấy chứng nhận sức khoẻ theo đúng quy định của Bộ Y tế (nhằm xác định về nhân thân và tình trạng sức khoẻ của đối tượng, tránh tình trạng lạm dụng quỹ BHXH);
+ Kiểm tra hợp đồng lao động, bảng thanh toán lương hàng tháng, quyết định điều chỉnh mức lương, phụ cấp (nhằm thu đúng đối tượng, đúng mức lương, phát hiện tình trạng cố tình khai thấp hơn mức lương đang hưởng).
- Hàng tháng nếu có biến động so với danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, BHYT, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh gửi cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh.
- Định kỳ hàng quý, trên cơ sở các điều chỉnh tăng, giảm về lao động, mức tiền lương đóng BHXH, BHYT của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH cùng đơn vị thực hiện đối chiếu xác định chính xác số phải đóng, số đã đóng, cơng nợ để q sau thực hiện tiếp.
- Trước 30/11 hàng năm, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập “Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, BHYT” để đăng ký tham gia cho năm kế tiếp với cơ quan BHXH được phân công quản lý.
* Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Các quy định của BHXH Việt Nam không phân cấp thu BHXH khu vực DNNQD cho BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phịng thu BHXH).
Phịng thu BHXH có trách nhiệm:
+ Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH, BHYT, phòng cấp và quản lý sổ thẻ cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, cấp thẻ BHYT, phiếu KCB đối với các đơn vị do tỉnh quản lý; hướng dẫn BHXH huyện quản lý thu BHXH, BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, cấp thẻ BHYT, phiếu KCB cho đối tượng do huyện quản lý; Định kỳ quý, năm thẩm định số thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện.
+ Cung cấp cơ sở dữ liệu về người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn cho phịng CNTT để cập nhật vào chương trình quản lý thu BHXH, BHYT và in ấn thẻ BHYT, Phiếu KCB.
+ Cung cấp cho Phịng Giám định Chi những thơng tin về đối tượng đã đăng ký tại các cơ sở KCB theo Phiếu KCB đã cấp.
+ Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính lập và giao kế hoạch, quản lý tiền thu BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố.
- Bảo hiểm xã hội các quận, huyện:
Quyết định số 211/BHXH ngày 26 tháng 9 năm 1995, Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 và Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 mới chỉ quy định về đối tượng thu do BHXH quận, huyện trực tiếp quản lý, bao gồm những doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 quy định về đối tượng do BHXH quận huyện trực tiếp thu là các đơn vị do BHXH tỉnh giao, các đơn vị
ngồi quốc doanh và ngồi cơng lập, khơng hạn chế số lao động nhiều hay ít. Như vậy đến thời điểm này việc thu BHXH khu vực DNNQD đã phân cấp cụ thể cho BHXH các quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý thu.
* Lập và giao kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Quy định về lập kế hoạch thu từ năm 2000 đến nay đã thể hiện tính dân chủ, khách quan và sát với thực tế hơn. Quy trình lập kế hoạch thu theo quy định tại Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH và Quyết định số 722/2003/ QĐ-BHXH về cơ bản không khác nhau; nhưng trong Quyết định số 722/2003/QĐ-BHXH đã thể hiện tính khoa học hơn ở chỗ Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập kế hoạch thu không chỉ dựa trên kế hoạch thu do BHXH tỉnh gửi đến mà còn căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo hiểm xã hội huyện căn cứ vào Danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý để thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và lập 2 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT), một bản lưu tại BHXH huyện, một bản gửi BHXH tỉnh trước ngày 20/10.
Bảo hiểm xã hội tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch.
* Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Quy định về quản lý tiền thu BHXH tại Quyết định số 211/BHXH ngày 26 tháng 9 năm 1995 và Quyết định số 177/1996/BHXH còn rất chung chung chưa cụ thể. Từ năm 2000, Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH đã quy định cụ thể, linh hoạt về việc mở tài khoản chuyên thu BHXH, quy định số dư tài khoản và trình tự các khâu. Từ tháng 7/2003, Quyết định số 722/2003/QĐ- BHXH còn quy định thêm về mức xử phạt đối với những đơn vị nộp chậm từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp; đồng thời quy định rõ thời hạn chuyển
tiền thu về BHXH Việt Nam vào ngày cuối cùng của năm rõ ràng hơn (trước 24 giờ ngày 31/12).
Quy định cụ thể về quản lý tiền thu BHXH, BHYT từ 7/2003 như sau:
Thu BHXH, BHYT bằng hình thức chuyển khoản; trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.
Không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ việc gì; Khơng được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị.
Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngồi việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. BHXH tỉnh, huyện có quyền u cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản của đơn vị chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà khơng cần có sự chấp nhận thanh toán của đơn vị.
Bảo hiểm xã hội huyện chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12.
Hàng tháng, BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh quá 5 tỷ đồng thì BHXH tỉnh phải chuyển bổ sung ngay về Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH, BHYT về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12.
* Hoạt động điều tra thống kê, khai thác và mở rộng thu bảo hiểm xã hội khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thống kê, khai thác và mở rộng thu BHXH là một chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của ngành. Trong hoạt động quản lý thường trải qua các khâu: ra quyết định quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra. Như vậy, kiểm tra còn là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý. Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá và nhận xét; trong công tác kiểm tra thu BHXH, kiểm tra nhằm rà soát, chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, đốc thu và phát hiện những bất cập trong quá trình thu; trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để các đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH thực hiện đúng các quy định về thu BHXH và có các biện pháp thích hợp kịp thời xử lý các bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH; nhất là đối với thu BHXH ở khối DNNQD vừa khó vừa phải đầu tư cả thời gian và con người rất có tâm huyết thì mới tiếp cận khác thác được.
- Định kỳ hàng quý BHXH quận, huyện thị xã thành phố liên hệ với Phòng kinh tế và Chi cục thuế của quận, huyện để lấy danh sách các đơn vị DNNQD mới được thành lập thông qua việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Sau đó phối hợp với UBND các phường xã rà soát lại danh sách và địa điểm trụ sở hoạt động của các doanh nghiệp. Khi đã có danh sách các doanh nghiệp mới thành lập, BHXH, huyện thị xã thành phố tiến hành phân công cho các cán bộ chuyên quản thu tiếp cận với doanh nghiệp. Thực chất đây là biện pháp điều tra, phát hiện đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn quản lý; khi phát hiện thêm được các đơn vị tham gia mới sẽ có cơ sở cho việc lập và điều chỉnh kế hoạch thu; đồng thời bổ sung thêm đối tượng quản lý thu BHXH khu vực DNNQD.
- Trên cơ sở danh sách, địa chỉ các doanh nghiệp mới thành lập cán bộ quản lý tiếp xúc trực tiếp với đơn vị để vận động, tuyên truyền giải thích về chế độ chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHXH, BHYT và
u cầu đơn vị có cơng văn, danh sách đăng ký tham gia BHXH cho người