- Nguyên nhân về phía cơ quan BHXH
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; gắn xử phạt với khen thưởng kịp thờ
khen thưởng kịp thời
Thanh tra, kiểm tra vịêc thực hiện các chế độ BHXH nói chung, quản lý thu BHXH bắt buộc nói riêng có vị trí hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho việc thu nộp BHXH đúng, đủ, kịp thời. Khơng có thanh tra, kiểm tra thì khơng thực hiện đúng chức năng lãnh đạo, quản lý về BHXH.
Thanh tra về BHXH là biện pháp mà các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng để kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH, thực hiện xử lý hành chính và phạt tiền đối với người sử dụng lao động, nếu có những vi phạm về BHXH (hiện nay theo quy định thẩm quyền xử lý là: Thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh & Xã hội; Chủ tịch UBND câp tỉnh và huyện). Còn kiểm tra là biện pháp mà cơ quan có thẩm quyền sử dụng để kiểm tra, chấn chỉnh các khâu trong quản lý BHXH nói chung, quản lý thu nộp BHXH bắt buộc nói riêng đảm bảo theo đúng các quy định; kiểm tra khơng có quyền xử lý vi phạm hành chính và phạt tiền như Thanh tra, mà chỉ kiến nghị xử lý khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về BHXH (đó là kiểm tra của cơ quan BHXH). Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu nộp BHXH tức là đề cập đến vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH thông qua việc chấp hành các quy định đóng BHXH.
Bên cạnh cơng tác tun truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành thu nộp BHXH theo quy định đối với người lao động, người sử dụng lao động, cần phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, một mặt biểu dương người tốt, việc tốt. Đồng thời phát hiện lệch lạc để có biện pháp uốn nắn kịp thời và áp dụng những hình thức xử lý để răn đe, giáo dục không tái phạm lần sau. Đây là cơng việc thường xun, vì thực trạng hiện nay nhiều đơn vị sử dụng lao động, ngoài việc trốn tránh nghĩa vụ tham gia, lại chậm nộp BHXH đã làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Các vi phạm pháp luật về đóng BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động, bao gồm các hành vi: khơng đóng, đóng khơng đúng thời gian, đóng khơng đúng mức quy định và đóng khơng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH. Những vi phạm trên, ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, cịn phải đóng số tiền lãi do chưa đóng, chậm đóng theo lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm, theo cơng thức tính lãi, áp dụng từ ngày 01/01/2007, là Lt= Dx K/12. Trong đó:
+ L1: Số tiền lãi phải nộp do chưa đóng, chậm đóng được tính hằng tháng. + D: Số tiền chưa đóng, chậm đóng thuộc các trường hợp phải tính lãi. + K: Lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong năm.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung tính lãi như sau:
- Về lãi suất tính: từ đầu năm 2007, lãi suất tính tuy nhiều lần được điều chỉnh từ 8,4% năm, lên 8,76% năm và từ tháng 6/2008 là 14% năm, nhưng vẫn thấp, doanh nghiệp chấp thuận nộp phạt số tiền lãi này hơn là trả lãi vay Ngân hàng. Đề nghị áp dụng tính lãi suất cao hơn lãi suất vay của Ngân hàng Thương mại, vì thực chất đây là tiền của người lao động đóng góp mà có [3, tr.107].
- Về thời điểm tính: Theo quy định hiện nay thì chỉ tính lãi say ngày thứ 30 kể từ ngày hết hạn phải đóng BHXH và chỉ áp dụng từ ngày 01/01/2007,
tức là khi Luật BHXH có hiệu lực. Như vậy chưa cơng bằng, vì có những doanh nghiệp nợ tồn đọng BHXH từ trước năm 2007 và có doanh nghiệp mới phát sinh nợ sau này, nhưng khi thực hiện chế độ BHXH thì đều được điều chỉnh theo chỉ số CPI hiện tại.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về BHXH, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền như trên. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, như tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc khơng thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Phải có chế tài đủ mạnh đảm bảo nghiêm minh của pháp luật, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tập quán pháp luật của đất nước. Thiếu chế tài thoả đáng, hệ thống BHXH sẽ bị lạm dụng và sẽ không thực hiện được chức năng đáp ứng bù đắp thu nhập cho các thành viên tham gia BHXH. Bản chất của chế tài là đề ra các biện pháp pháp luật thoả đáng trong phạm vi pháp luật mà các bên liên quan có thể chấp thuận được vì lợi ích chung. Nhưng để chế tài thực hiện được thì bản thân hệ thống BHXH cũng phải phù hợp, tiến tới hồn thiện (các quy định về đóng - hưởng, các thủ tục thu nộp BHXH, tính minh bạch của hệ thống tài chính...). Khi người sử dụng lao động thấy rõ và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH thì mức độ sẵn sàng hợp tác với cơ quan BHXH tốt hơn. Đây là chế tài theo hướng phịng ngừa sự vi phạm BHXH, nó bao hàm cả việc cung cấp thông tin, cung cấp tài liệu hướng dẫn, tổ chức huấn luyện cho doanh nghiệp về cơng tác BHXH, có như vậy sẽ tạo ra sự tuân thủ tự giác, sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp với cơ quan BHXH. Trong những trường hợp không hiểu hết ý nghĩa hoặc chưa hiểu rõ pháp luật về BHXH, đặc biệt cố tình khơng hiểu, họ ln tìm mọi sơ hở của pháp luật để trốn tránh đóng BHXH, trốn tránh nghĩa vụ đóng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động
mà họ thuê mướn, sử dụng thì cần có chế tài đủ mạnh buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ BHXH.
Sử dụng đồng bộ biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm về đóng BHXH, thực hiện phạt tiền và thực hiện truy thu thông qua hệ thống Kho bạc hoặc Ngân hàng; hoặc phong toả tài khoản và các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ theo mức độ vi phạm về đóng BHXH. Nhưng để thực hiện được chế tài này cần làm rõ trách nhiệm của Thanh tra lao động (thanh tra chuyên ngành), chính quyền các cấp... Đặc biệt phải nghiên cứu xây dựng hệ thốn thanh tra chuyên nành về BHXH theo hệ thống dục từ Trung ương đến địa phương, được giao quyền hạn đủ lớn, nếu phát hiện vi phạm có quyền ghi mức nộp phạt hoặc ra các thơng báo để phong toả tài khoản của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc xử lý nghiêm các vi phạm, cần khen thưởng kịp thời những đơn vị sử dụng lao động làm tốt công tác đăng ký tham gia và thu nộp BHXH hàng năm. Khen thưởng phải được thực hiện khách quan, kịp thời, coi trọng cả vật chất và tinh thần, nếu không quán triệt đầy đủ nguyên tắc trên thì tác dụng giáo dục thông qua công tác khen thưởng không những bị hạn chế mà tạo sức ỳ lớn, vi phạm không giảm mà tái phạm có thể vẫn tăng. Vì, khi gắn kết chặt chẽ giữa xử lý các vi phạm với khen thưởng kịp thời, bản thân cách làm này đã giúp cơ quan quản lý hiểu hơn về doanh nghiệp, thơng cảm khó khăn của doanh nghiệp. Chúng ta có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi vì sao trên 63% doanh nghiệp và gần 65% lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Tuy nhiên, đi vào thực tế quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chúng ta mới thấy được câu trả lời không hề đơn giản, không chỉ là do người sử dụng lao động cố tình vi phạm pháp luật, cố tình trốn đóng BHXH, mà đó là do các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay khả năng cạnh tranh thấp. Vì vậy, để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm một cách hoàn hảo như trong các văn bản pháp luật quy định không phải là việc dễ.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu rực rỡ qua hơn 25 năm thực hiện q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự nghiệp đổi mới đó đã thổi một luồng sinh khí vào tồn bộ nền kinh tế, nó khơi dậy, phát huy và khai thác tiềm năng to lớn về vốn, sức lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, khả năng quản lý, quan hệ xã hội, thông tin và các nguồn lực khác của mọi thành phần kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và giữ vững an ninh quốc phòng. Khu vực DNNQD trước đây chưa được quan tâm đúng mức, nay được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát triển. Thời gian qua, khu vực DNNQD đã phát triển mạnh mẽ, là khu vực chủ yếu điều chỉnh lực lượng lao động của xã hội, giải phóng lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời đã khẳng định được vai trị to lớn của mình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội của đất nước. Kết quả thực hiện chính sách BHXH ở khu vực DNNQD đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc hoạch định, hồn thiện cơ chế chính sách về BHXH và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động nói chung và người lao động khu vực DNNQD nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh. Nhận thức được tầm quan trọng và tiềm năng to lớn của khu vực này đối với việc phát triển đối tượng và số thu BHXH, tác giả đã nghiên cứu Luận văn: “Thu Bảo
hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc daonh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Đây là một đề tài đầu tiên nghiên cứu tồn diện và có hệ thống q trình hình thành, phát triển, đổi mới chính sách BHXH ở khu vực DNNQD. Từ đó, đề tài đưa ra một số quan điểm, định hướng, dự báo, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXH ở khu vực này.
Hy vọng những kết quả đạt được của Luận văn sẽ làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác quản lý thu BHXH khu vực DNNQD ở Hà Tĩnh; góp phần thiết thực phát triển sự nghiệp BHXH nói chung và tổ chức thực hiện cơng tác thu BHXH nói riêng trong thời kỳ mới./.