- Nguyên nhân về phía cơ quan BHXH
3.2.5. Cải tiến phương thức thu bảo hiểm xã hộ
Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 với nhiều thay đổi cơ bản, do vậy cần nhanh chóng cải tiến phương thức quản lý BHXH, trước hết tập trung cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương thức phục vụ là khâu đột phá của BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
* Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu BHXH
Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động BHXH nói chung và trong quản lý thu BHXH nói riêng theo hướng chuyển từ tác phong hành chính sang
phong phục vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính cấp thiết của tồn ngành.
- Tác phong hành chính, là cách nghĩ và việc làm máy móc, chỉ biết dựa vào văn bản, đơi khi văn bản lạc hậu, ít lắng nghe, tìm hiểu cận kẽ nhu cầu của đối tượng, đùng đẩy trách nhiệm; giải quyết công việc chậm, cứng nhắc; khi có u cầu của trên thì mở hội nghị và chờ đợi, khơng có hướng dẫn cụ thể, khơng cần thiết tại sao người lao động, người sử dụng lao động không tham gia BHXH, chưa tham gia BHXH. Đây là lối suy nghĩ mang tính hành chính, thụ động.
- Tác phong phục vụ là luôn lấy đối tượng làm căn cứ cho mọi hành vi ứng xử, quan tâm đến lợi ích, nguyện vọng của đối tượng; chủ động tìm đến đối tượng, làm việc cùng đối tượng; khơng quan tâm đến hình thức mà quan tâm đến chất lượng dịch vụ; luôn thay đổi điều kiện, thái độ làm việc, thái độ làm việc để phục vụ, sẵn sàng phục vụ đối tượng khi có u cầu; ln lấy sự thoả mãn của đối tượng là thành cơng của mình.
Cải cách hành chính là một chương trình tổng thể gồm 4 nội dung cơ bản, từ cải cách thể chế cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơn chức và cải cách tài chính cơng. Trong đó cải cách thủ tục hành chính mà cụ thể là thực hiện cơ chế “một cửa” làm khâu đột phá khơng những trong thực hiện chế độ, chính sách mà có tác dụng quan trọng trong quản lý thu BHXH. Tổ chức theo mơ hình mới này thay cho việc bố trí từng khâu cơng việc theo mơ hình cũ, người sử dụng lao động muốn làm việc với cơ quan BHXH phải qua rất nhiều cung đoạn: Trước hết phải vào bộ phận thu để đăng ký danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương đóng BHXH cho người lao động; nếu đang tham gia đóng BHXH thì kiểm tra, xác nhận kết quả đóng BHXH làm cơ sở để giải quyết các chế độ theo quy trình: nếu giải quyết chế độ BHXH thì gặp phịng quản lý Chế độ, chính sách; muốn làm thẻ, gia hạn thẻ, đổi thẻ BHYT thì gặp phịng thu (nếu đối tượng bắt
buộc), gặp phòng Tự nguyện (nếu đối tượng tự nguyện), gặp Phịng quản lý Chế độ, chính sách (nếu đối tượng hưu trí); làm hồ sơ giám định khả năng lao động thì gặp Phịng quản lý Chế độ, chính sách; làm giám định BHYT thì gặp phịng Giám định chi. Khi thực hiện theo cơ chế “một cửa” thì chỉ cần đến “Phịng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả”. Có thể khái qt mơ hình ‘một cửa” như sau: Đơn vị sử dụng lao động, người laođộng chỉ cần nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH tại “Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả”. Khi nhận hồ sơ, Phòng này kiểm tra kỹ và chỉ được hướng dẫn một lần, không được hướng dẫn nhiều lần và phải chịu trách nhiệm đảm bảo về chất lượng hồ sơ khi tiếp nhận là giải quyết được công việc, trả kết quả đúng hạn theo Phiếu hẹn. Như vậy, việc thẩm định giải quyết cụ thể sẽ do các phòng chức năng đảm nhận, người lao động, người sử dụng lao động khơng tiếp xúc trực tiếp với cán bộ BHXH có trách nhiệm giải quyết công việc. Thực hiện cơ chế này sẽ loại bỏ được nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng tiêu cực; đồng thời tạo được cơ chế kiểm sốt chặt chẽ giữa các phịng chức năng, tạo thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng quyền lợi BHXH.
Xây dựng trang Web để cung cấp kịp thời văn bản pháp luật BHXH, trả lời câu hỏi, thắc mắc của đơn vị sử dụng lao động, người lao động về chính sách BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng ở trên mạng, đáp ứng kịp thời u cầu nắm bắt thơng tin chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của Ngành, góp phần tuyên truyền, mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Ngoài ra cần xây dựng trang Web nhằm trao đổi thông tin, dữ liệu giữa đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH để giảm bớt phiền hà, thời gian đi lại của đơn vị tham gia BHXH. Với hệ thống này mỗi đơn vị tham gia BHXH được cung cấp một tài khoản dùng làm cơ sở trao đổi dữ liệu, chi BHXH với cơ quan BHXH trước khi in thành văn bản, danh sách chính thức. Hệ thống trao đổi dữ liệu này không những giúp cho công tác quản lý thu BHXH có hiệu quả vượt trội mà
cịn đáp ứng u cầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách triệt để theo mơ hình “một cửa”.
Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu BHXH liên quan đến nghiệp vụ BHXH của nhiều phịng chức năng, có thể coi vịêc cải cách này mang tính đột phá và là nội dung cải cách cơ bản. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế ‘một cửa” tại cơ quan BHXH cần thực hiện những giải pháp đồng bộ từ tư tưởng, nhận thức và hành động vì nó đụng chạm trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của cá nhân, từng phịng chức năng trong đơn vị, nhất là khi các thơng tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành thực thi nhiệm vụ điều phải công khai, minh bạch. Phải rà sốt, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ các phịng chức năng đảm bảo khơng chồng chéo, khơng bỏ sót, mỗi vịêc chỉ do một phịng chịu trách nhiệm chính, đồng thời có cơ chế phối hợp, kiểm số giữa các phịng chức năng. Đây cũng chính là tác phong phục vụ của cán bộ, cơng chức, viên chức trong Ngành nói chung, của cán bộ thu BHXH nói riêng.
* Đổi mới phong cách phục vụ.
Bước vào thời kỳ phát triển mới, nhiệm vụ đặt ra cho ngành BHXH tỉnh Hà Tĩnh hết sức nặng nừê, khối lượng công việc ngày càng lớn và tăng nhanh, thời cơ và thách thức đều đang ở phía trước, địi hỏi BHXH tỉnh Hà Tĩnh phải có nhiều giải pháp cơ bản về công tác tổ chức, bộ máy & cán bộ, trong đó cơng tác nhân sự được đặc biệt quan tâm, vì cán bộ là khâu quyết định. Trước hết, cùng với việc củng cố cơ cấu tổ chức, bộ máy theo lộ trình của BHXH Việt Nam, cần kiện tồn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và gắn chặt chẽ với đánh giá, sử dụng cán bộ. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, tinh thần và tác phong phục vụ đối tượng để mỗi cán bộ, cơng chức thực sự u ngành, u nghề, có thái độ phục vụ đúng đắn. Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về đạo đức, lối sống của
cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, trong đó quy định rõ những tiêu chuẩn cần phải “xây”, đồng thời chỉ rõ những vi phạm thường gặp cần phải ‘chống” để cán bộ, công chức có cơ sở đối chiếu kiểm điểm tự phê bình, tự tu dưỡng và làm cơ sở cho việc giám sát, phê bình, đánh giá cán bộ, cơng chức, viên chức. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, cong chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật; lợi dụng chức năng quyền, nhiệm vụ, công vụ được giao để tham nhũng.
Thực hiện tu dưỡng, rèn luyện theo Tiêu chuẩn chung về đạo đức của cán bộ, công chức ngành BHXH là: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; hết lịng, hết sức vì sự nghiệp BHXH, BHYT và ngành BHXH Vịêt Nam. Nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân, tôn trọng và đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người tham gia và thụ hưởng chế độ. Chấp hành nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương; có ý thức xây dựng giữ gìn đồn kết trong cơ quan; trung thực, thẳng thắn trong đấu tranh phê bình, tự phê bình; bảo vệ chân lý, quan điểm của Đảng, khơng chạy theo thành tích, khơng bao che, giấu giếm khuyết điểm. Tích cực cơng tác, học tập có chất lượng và hiệu quả; triệt để thực hành tiết kiệm, biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng nhiệm vụ được giao để vụ lợi, chiếm đoạt của cơng làm của riêng. Nói đi đơi với làm, kiên quyết đấu tranh với lối sống thực dụng, cơ hội, tư tưởng cục bộ, kéo bè, kéo cánh để cầu danh, trục lợi, chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể và quần chúng.
Đối với cán bộ chuyên quản thu BHXH cần phải hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực khác nhau, vì cơng tác thu BHXH liên quan đến nhiều kiến thức về lao động, việc làm, tiền lương, tài chính...hiểu biết nhiều văn bản luật, ngồi Luật BHXH, cịn có các Luật: Lao động, Ngân sách, Dân sự, Doanh nghiệp, Đầu tư, Hành chính...và am hiểu về tổ chức, tính chất hoạt động của các đơn
vị, cơ quan, doanh nghiệp để thu đúng đối tượng, phạm vi, mức đóng, phương thức đóng theo quy định của Chính phủ.
Trong thời gian tới, cần hình thành một hệ thống cán bộ chuyên thu từ tỉnh đến cơ sở, khơng nên bố trí cơng tác thu BHXH kết hợp với cơng tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT như hiện nay. Đối với BHXH cấp huyện cần thành lập Tổ thu BHXH khơng kết hợp bố trí kiêm nhiệm, có phụ cấp trách nhiệm đối với Tổ trưởng và Tổ phó; tiến tới thành lập Phòng Thu BHXH cấp huyện. Đối với cơ sở nên bổ sung thêm chức danh chuyên trách cán bộ xã, phường, thị trấn trực tiếp làm công tác BHXH như các chức danh chuyên môn khác.