Kiến nghị đối với EVN và JICA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án của ban quản lý dự án nhiệt điện nghi sơn 1 (Trang 92 - 96)

Đề nghị EVN bố trí đủ vốn cho các gĩi thầu sử dụng vốn đối ứng của EVN để Ban thanh tốn cho các nhà thầu đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ.

Đề nghị EVN rút ngắn thời gian giải quyết các đề xuất của Ban để Ban kịp thời xử lý cơng việc, đảm bảo tiến độ đề ra.

Đề nghị JICA thu xếp để giải ngân nguồn vốn theo đúng tiến độ giải ngân đã được phê duyệt để khơng làm ảnh hưởng tới cơng tác thi cơng của nhà thầu và tiến độ của dự án.

3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương, Bộ Cơng Thương và Chính phủ Ngồi yếu tố nâng cao năng lực quản lý dự án cho Ban QLDA trong việc quản lý dự án đầu tư nĩi riêng thì về mặt cơ chế, chính sách và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền cũng cần phải được chú trọng, tăng cường năng lực để đạt được hiệu quả đồng bộ trong việc đạt được mục tiêu của dự án và xa hơn nữa là nhằm đạt được những mục tiêu phát triển về mặt kinh tế xã hội của đất nước.

Đối với các văn bản quy định của pháp luật cĩ liên quan đến những vấn đề trong quản lý dự án đầu tư cần được ban hành đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Những văn bản hướng dẫn thực hiện phải cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các định mức kinh tế kỹ thuật trong từng lĩnh vực phải được xây dựng sao cho phù hợp với từng thời kỳ.

Thủ tục hành chính ở các cơ quan quản lý nhà nước cần được cải cách theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Các thể chế, cơ chế, chính sách tiếp tục được hồn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.

dài, vì vậy đề nghị chính phủ cĩ một cơ chế riêng về giá đền bù cho diện tích đất bị thu hồi, khơng áp dụng theo đơn giá của tỉnh nơi đặt dự án. Các dự án đầu tư nguồn điện thường được thực hiện tại các địa phương, vì vậy cĩ rất nhiều thủ tục địi hỏi phải cĩ sự giám sát, đồng thuận của chính quyền địa phương. Vì lẽ đĩ, chính quyền địa phương cần cĩ chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện nhằm giúp dự án đạt hiệu quả hơn. Cụ thể để tạo điều kiện cho việc triển khai dự án kịp thời sau khi được cấp giấy phép đầu tư, chính quyền địa phương cần cĩ giải pháp thích hợp nhằm giải quyết nhanh chĩng các thủ tục như thủ tục cấp đất, thủ tục quản lý xây dựng cơ bản… Sở Tài nguyên và Mơi trường của địa phương chỉ tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính một lần. Giao cho các bộ phận hữu quan soạn thảo ngay các quy định về giải phĩng mặt bằng và đền bù cho các hộ nằm trong khu vực triển khai dự án. Đối với thủ tục quản lý xây dựng cơ bản, chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ kế hoạch xây dựng cơ bản để ngăn chặn kịp thời các sai phạm, tuy nhiên khơng nên can thiệp quá sâu vào cơng việc của dự án. Để làm tốt điều này, chính quyền địa phương cần ban hành những quy định về chức năng, nhiệm vụ cũng như thẩm quyền cho cơ quan quản lý xây dựng cơ bản của địa phương. Việc chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và quản lý chặt chẽ sẽ giúp cho dự án hoạt động được hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Năng lực quản lý dự án là một nhân tố quyết định đến việc thành cơng của dự án, đặc biệt là trong các dự án cĩ độ phức tạp cao như các dự án xây dựng nhà máy Nhiệt điện. Chính vì vậy, năng lực quản lý dự án cần phải nâng cao cả về chiều sâu và tính chuyên nghiệp mới cĩ thể đáp ứng được.

Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá về năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1 mà bản thân tác giả cũng là một thành viên của Ban quản lý dự án, luận văn đã nêu thực trạng về năng lực quản lý dự án, phân tích được mặt mạnh, mặt yếu về năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1. Bằng việc phân tích mặt mạnh, mặt yếu đĩ, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1.

Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ đề ra, luận văn đã phân tích năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 thơng qua các nội dung như: tổ chức, trang thiết bị, con người… Bên cạnh những mặt mạnh, năng lực quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 cịn bộc lộ một số hạn chế cần phải được hồn thiện ngay như: Trang bị đầy đủ và kịp thời phương tiện, cơng cụ cho cán bộ nhân viên làm việc; rà sốt lại chức năng, nhiệm vụ của các phịng để cĩ sự thay đổi một cách hợp lý; cần kết hợp cơng việc với đào tạo để nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên... Các hạng mục xây dựng trong gĩi thầu EPC đã cĩ tình trạng bị chậm so với tiến độ tuy khơng nhiều (như cơng tác thiết kế, cơng tác đĩng cọc mĩng). Tuy nhiên Ban cũng cần xem xét, điều chỉnh lại quá trình thi cơng và thiết kế nhằm đạt được như tiến độ đã đề ra tránh tình trạng chậm trễ quá mức làm chậm tiến độ của dự án. Phân tích những nguyên nhân của những tồn tại, các giải pháp được nêu ra trong phần 3 của luận văn.

Luận văn đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tại Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 như giải pháp về phân giao nhiệm vụ, trách nhiệm; tăng cường đào tạo cán bộ, giải pháp về cơng cụ quản lý dự án; giải pháp về phương pháp quản lý và một số chính sách quy định trong quản lý dự án.

Trong đĩ giải pháp về đào tạo nhằm nầng cao năng lực cho cán bộ nhân viên cần được áp dụng triệt để trong thời gian tới..

Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực hiện đề tài cĩ hạn, tác giả đã cố gắng thực hiện các mục tiêu đề ra tuy nhiên luận văn sẽ khơng tránh khỏi những sai sĩt. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đĩng gĩp chân thành từ phía các thầy cơ, các nhà quản lý để tác giả cĩ thể hồn thiện hơn nữa luận văn của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 - Manual Project

2. Chính phủ Việt Nam (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

3. Chính phủ Việt Nam (2000), Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo.

4. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ.

5. Chính phủ Việt Nam (2004), Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.

6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

7. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh (2007) Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

8. Từ Quang Phương (2008), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

9. Bùi Ngọc Tồn (2008), Các nguyên lý quản lý dự án, Nhà xuất bản Giao thơng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án của ban quản lý dự án nhiệt điện nghi sơn 1 (Trang 92 - 96)