Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án của ban quản lý dự án nhiệt điện nghi sơn 1 (Trang 77 - 78)

Điện năng luơn cĩ tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng và đời sống của nhân dân. Theo dự báo, trong giai đoạn 2011 – 2020 và đến năm 2030, một loạt các nhà máy và khu cơng nghiệp dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động, trong đĩ đầu tư vào các ngành cơng nghiệp hạ tầng như xi măng, sắt thép, luyện kim; đồng thời kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu về điện của người dân cũng ngày càng cao. Theo tính tốn thì điện năng phải tăng với tỷ lệ tối thiểu là bằng 1,5 lần độ tăng của GDP thì mới đáp ứng được nhu cầu điện năng của đất nước. Do đĩ, nhu cầu về điện trong giai đoạn tới sẽ cao hơn nhiều so với giai đoạn 2001 - 2010. Vì vậy mục tiêu đặt ra là tốc độ tăng trưởng điện sản xuất bình quân đạt khoảng 16% trong giai đoạn 2011 - 2020. Với các giai đoạn sau, giai đoạn 2020 – 2030, tốc độ điện sản xuất bình quân cĩ giảm nhưng vẫn ở mức từ 7,2 – 11,1% cho từng phương án và giai đoạn. Do đĩ việc tập trung mọi nguồn lực để phát triển hệ thống điện quốc gia là nhiệm vụ cấp thiết nhằm đảm bảo “điện phải đi trước một bước”. Đây khơng chỉ là nhiệm vụ của riêng Tập đồn Điện lực Việt Nam mà cịn cần sự quan tâm của tồn xã hội. Theo chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, cụ thể là Tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cĩ xem xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (quy hoạch điện VII) thì Tập đồn Điện lực Việt Nam đưa mục tiêu về nguồn điện như sau:

Đến năm 2020 thì tổng cơng suất các nhà máy điện khoảng 75000MW (hiện nay tổng nguồn điện là khoảng 25000 MW). Trong đĩ, thuỷ điện 23,1%, thuỷ điện tích năng 2,4%, nhiệt điện than 48%, nhiệt điện khí 16,5%, nguồn điện sử dụng

năng lượng tái tạo 5,6%, điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%.

Điện năng sản xuất năm 2020 là 330 tỷ KWh trong đĩ thuỷ điện 19,6%, nhiệt điện than 46,8%, nhiệt điện khí 24,0%, nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 4,5,0%, điện hạt nhân 2,1%, điện nhập khẩu 3,0%

Định hướng đến năm 2030 thì tổng cơng suất các nhà máy điện khoảng 146800MW. Trong đĩ, thuỷ điện 11,8%, thuỷ điện tích năng 3,9%, nhiệt điện than 51,6%, nhiệt điện khí 11,8%, nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 9,4%, điện hạt nhân 6,6% và nhập khẩu điện 4,9%.

Điện năng sản xuất năm 2030 là 695 tỷ KWh trong đĩ thuỷ điện 9,3%, nhiệt điện than 56,4%, nhiệt điện khí 14,4%, nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 6,0%, điện hạt nhân 10,1%, điện nhập khẩu 3,6%

Trên cơ sở những định hướng phát triển của Tập đồn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 cũng xây dựng những phương hướng phát triển trong thời gian tới. Ban Quản lý xây dựng chiến lược trở thành một đơn vị hàng đầu trong việc quản lý các dự án nhiệt điện lớn ở Việt Nam và chủ đầu tư khơng những là Tập đồn Điện lực Việt Nam mà cịn là những đơn vị khách hàng khác.

Để cĩ thể đạt được những kết quả trên, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 đặt ra các mục tiêu cần thực hiện nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án của Ban, quản lý tốt các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện sao cho phù hợp với những định hướng đã đề ra, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu về điện cho tồn bộ nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án của ban quản lý dự án nhiệt điện nghi sơn 1 (Trang 77 - 78)