Nghiên cứu được bắt đầu từ mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở chương 1 và việc tham khảo lý thuyết từ các nghiên cứu trước đó về mối quan hệ đổi mới sản phẩm xanh đến thành công của sản phẩm mới xanh. Dựa trên mơ hình đó tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết về 3 yếu tố ảnh hưởng của: (1) đổi mới sản phẩm xanh,(2) đổi mới quy trình sản phẩm xanh và (3) chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh của các doanh nghiệp sản xuất nhựa, bao bì, túi ni lon trên địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào mơ hình nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã thực hiện khảo sát người lao động hiện đang làm việc tại các cơng y (xí nghiệp), trong bộ phận bán hàng (sales và tiếp thị), trong bộ phận kỹ thuật . Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp định tính: khảo sát khám phá, thảo luận nhóm, thảo luận với các chuyên gia, nhà quản lý để chỉnh sửa bổ sung các câu hỏi cho phù hợp ngữ cảnh địa phương đang khảo sát. Mơ hình nghiên cứu có 19 biến quan sát, trong đó 3 biến độc lập có 14 biến quan sát và biến phụ thuộc có 5 biến quan sát.
Nghiên cứu định lượng: việc được thực hiện thông qua kỹ thuật gửi bảng câu hỏi được in ra giấy hoặc qua email, đường link (google biểu mẫu) giử chat (Zalo, messeger) đến đối tượng khảo sát để thu thập dữ liệu. Tổng số phiếu khảo sát là n=300 phiếu khảo sát, số phiếu thu về hợp lệ là N=268 phiếu khảo sát. Với phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
(EFA), kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến độc lập ((1) đổi mới sản phẩm xanh,(2) đổi mới quy trình sản phẩm xanh và (3) chấp nhận rủi ro) giải thích được 29% phương sai của biến phụ thuộc (thành công của sản phẩm mới xanh). Trong mô hình nghiên cứu (1) đổi mới sản phẩm xanh (β=0,379) là nhân tố tác động lớn nhất, kế đến (2) đổi mới quy trình sản phẩm xanh (β=0,241) và cuối cùng là (3) chấp nhận rủi ro có hệ số Beta yếu hơn (β=0,218). Kết quả nghiên cứu cũng có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của tác giả Kam-Sing Wong (2012), về sản phẩm nhựa của thiết bị điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Kinh Trung Quốc. kết quả của bàng 4.24 cho thấy tác động của (1) đổi mới sản phẩm xanh (β=0,379) trong nghiên cứu hiện tại lớn hơn nghiên cứu trước đó là (β=0,297), riêng hai phần cịn lại là (2) đổi mới quy trình sản phẩm xanh (β=0,241) và (3) chấp nhận rủi ro (β=0,218) thì nhỏ hơn nghiên cứu trước đó là (2) đổi mới quy trình sản phẩm xanh (β=0,267) và (3) chấp nhận rủi ro (β=0,228).
Nghiên cứu này cho thấy những đổi mới xanh tăng cường lợi thế cạnh tranh của công ty, điều này góp phần vào thành cơng của sản phẩm xanh. Do đó, các nhà thực hành quản lý nên thúc đẩy đổi mới xanh vì điều này dẫn đến cả những tác động trực tiếp và gián tiếp tích cực. Hơn nữa, các sản phẩm xanh có các tính năng phân biệt và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Khả năng cạnh tranh này tuyên truyền thành cơng sản phẩm trong tương lai có thể được thể hiện bằng nhiều cách, tùy thuộc vào vị trí sản phẩm cụ thể trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, một thành phần sản phẩm xanh, nhựa tự phân hủy hoặc dễ tái chế, có thể có sức hấp dẫn lớn hơn đối với các nhà sản xuất sản phẩm xanh thân thiện với môi trường, những người sẽ sử dụng các sản phẩm này để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của công ty và thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững của công ty. Các sản phẩm bán lẻ xanh cũng có sức hấp dẫn lớn hơn đối với số lượng người tiêu dùng có ý thức sinh thái ngày càng tăng và tại các thị trường có luật mơi trường nghiêm ngặt.