Xác định khe hổng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.5. Xác định khe hổng nghiên cứu

Trước đây, các đề tài về CLTT BCTC trên thế giới cũng như tại Việt Nam thường tập trung theo hướng nghiên cứu CLTT BCTC của những DNNY, tuy nhiên sự nghiên cứu chuyên sâu cho các DN theo từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, đặc biệt là các ngành có BCTC tính đặc thù cao như bảo hiểm, ngân hàng vẫn còn rất khiêm tốn.

Các chủ đề kế toán trong ngành ngân hàng thường tập trung nghiên cứu về đề tài quản trị lợi nhuận, CL lợi nhuận. Theo sự tìm hiểu của tác giả, thì các nghiên cứu về CLTT BCTC trong ngành ngân hàng thì rất ít, chỉ có một vài nghiên cứu được thực hiện. Như nghiên cứu của Adebiyi & Olowookere (2016) đánh giá CLTT BCTC của các ngân hàng tại Nigeria theo thước đo về quản trị lợi nhuận bằng các khoản dồn tích được tính tốn dựa trên cơng thức từ Dechow và cộng sự (1995), theo như một số lập luận của các nhà nghiên cứu khác thì cách làm này tồn tại nhiều hạn chế vì ngành ngân hàng có đặc thù riêng về kế tốn riêng nếu như áp dụng mơ hình Dechow và cộng sự thông thường như là áp dụng cho các ngành nghề khác thì kết quả nghiên cứu khơng thuyết phục. Mơ hình này chủ yếu tính tốn các khoản dồn tích dựa vào chi phí khấu hao tài sản cố định, mà trong ngành ngân hàng thì chi phí này chỉ có một tỷ trọng nhỏ khơng như các ngành công nghiệp sản xuất khác. Olowokure và cộng sự (2016) cũng đánh giá CLTT BCTC theo QTLN, nhưng được đo lường bằng khoản dự phịng rủi ro tín dụng. Qua đó có thể thấy rằng, các nghiên cứu về CLTT BCTC của ngành ngân hàng rất hạn chế, một số ít nghiên cứu được tiến hành, nhưng QTLN lại được dùng để làm căn cứ đánh giá CLTT BCTC, điều này không thể đánh giá đầy đủ các thuộc tính, thành phần, cấp bậc của CLTT BCTC theo các tiêu chuẩn mà IASB, FASB đã đưa ra. Nghiên cứu của Rasha (2017) đã dùng các đặc điểm CL của BCTC là tiêu chuẩn về CLTT BCTC, nhưng

chỉ là nhân tố thuộc bên trong và thuộc đặc điểm ngân hàng, chưa nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố bên ngồi. Cịn nghiên cứu của Tarus và cộng sự (2015) chỉ xem xét đến đặc tính thích hợp của BCTC và hai yếu tố được đưa vào xem xét là: năng lực nhân viên và kế tốn trên máy tính mà chưa có nhiều các nhân tố khác, chưa đánh giá đầy đủ các đặc tính của CLTT BCTC.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các DNNY hoặc cụ thể cho một nhóm ngành nào đó như: xây dựng, vận tải, bất động sản...đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về đề tài này tại Việt Nam, tác giả vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào về CLTT BCTC của ngành ngân hàng. Các nghiên cứu về CLTT BCTC thường loại trừ ngành ngân hàng ra khỏi mẫu nghiên cứu vì những đặc thù riêng trong ngành nghề và quy định kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)