Thang đo Quản trị ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 41 - 42)

Thang đo Cơ sở xây dựng

Ban quản trị ngân hàng có hiểu biết nhất định về lĩnh vực BCTC của kế toán.

Ismail & King (2007), Phạm Thanh Trung (2016), Phan Minh Nguyệt (2014)

Ban quản trị ngân hàng có quan tâm tới cơng tác kế toán.

Phạm Thanh Trung (2016)

Ban quản trị ngân hàng dựa vào các thông tin trên BCTC để đưa ra các quyết định kinh tế của ngân hàng.

Phạm Thanh Trung (2016)

Ban quản trị ngân hàng có can thiệp vào việc ghi chép và lập BCTC của bộ phận kế toán.

Phạm Thanh Trung (2016)

(Nguồn: Tham khảo từ các nghiên cứu trước)

2.4.2. Kiểm soát nội bộ

Các hệ thống KSNB từ lâu đã được ủng hộ như một cơ chế để thiết lập BCTC chất lượng cao (Altamuro & Beatty, 2010). Theo COSO (2013), KSNB là một quy trình được thực hiện bởi ban giám đốc, quản lý và nhân viên khác, được thiết kế nhằm đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Mục tiêu của KSNB là: BCTC đáng tin cậy, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, tuân thủ luật pháp hiện hành và quy định quản lý, để đạt mục tiêu đó cần phải áp dụng các thành phần của KSNB (mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, giám sát) trong mọi hoạt động.

Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về việc KSNB ảnh hưởng thế nào tới CLTT BCTC. Kết quả nghiên cứu của Doyle và cộng sự (2007) chỉ ra rằng sự yếu kém của hệ thống KSNB làm cho BCTC có chất lượng thấp. Altamuro & Beatty (2010) kết luận rằng những cải tiến trong giám sát và báo cáo KSNB dẫn đến cải thiện CLTT BCTC trong ngành ngân hàng. Phạm Quốc Thuần (2016) cũng đã chỉ ra về mối quan hệ thuận chiều có ý nghĩa giữa hiệu quả KSNB với CLTT BCTC của các DN Việt Nam.

Trong ngành ngân hàng, việc tuân thủ các nguyên tắc KSNB tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng luôn chấp hành theo đúng các quy định về pháp luật, các chính sách của nhà nước, các quy định kế toán. Hoạt động KSNB tốt sẽ giúp ngân hàng làm giảm được các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, và giúp ngăn chặn các sai sót và gian lận, các số liệu kế tốn được cung cấp kịp thời và chính xác, thơng tin BCTC được cơng bố có được sự tin cậy.

Do đó, hệ thống KSNB càng vững mạnh và hiệu quả thì CLTT BCTC đạt được càng cao.

Thang đo dùng để đánh giá nhân tố KSNB được tác giả kế thừa từ Phạm Quốc Thuần (2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)