Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 75)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.5. Kết quả phân tích hồi quy

4.5.1. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy

Bảng 4.16. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized

Coefficients

t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .495 .319 1.550 .123 QTNH .169 .035 .242 4.772 .000 .818 1.222 KSNB .050 .030 .077 1.673 .096 .993 1.007 CLPM .213 .051 .205 4.157 .000 .865 1.156 DTNV .343 .053 .340 6.522 .000 .773 1.294 NLNV .200 .052 .191 3.865 .000 .860 1.163 THUE -.157 .040 -.185 -3.905 .000 .939 1.064 (Nguồn: Kết quả từ SPSS)

Dựa vào bảng 4.16, kết quả kiểm định hệ số hồi quy cho thấy, giá trị Sig của 5 biến độc lập: QTNH, CLPM, DTNV, NLNV, THUE đều nhỏ hơn 5%. Biến KSNB có sig lớn hơn 5% nên khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.

4.5.2. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

Bảng 4.17. Bảng tóm tắt mơ hình

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1 .729a .531 .519 .5096136 2.104

a. Predictors: (Constant), THUE, KSNB, DTNV, NLNV, CLPM, QTNH b. Dependent Variable: CLTT

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ SPSS)

Bảng 4.17. cho thấy hệ số xác định R2 = 0,531 và R2adj = 0,519. Hệ số xác định

R2adj = 0,519, có nghĩa các biến độc lập giải thích được 51,9% biến thiên của biến

Bảng 4.18. Kết quả kiểm định F

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 65.695 6 10.949 42.160 .000a

Residual 57.914 223 .260

Total 123.609 229

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ SPSS)

Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (Bảng 4.18). Vì vậy, mơ hình hồi quy là phù hợp, các biến độc lập (QTNH, CLPM, DTNV, NLNV, THUE) tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc (CLTTBCTC).

4.5.3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Từ bảng 4.16 có thể thấy rằng, hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10. Do đó, mơ hình nghiên cứu khơng vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

4.5.4. Kết quả kiểm định tự tương quan

Nhìn vào bảng 4.17, ta thấy hệ số Durbin-Watson = 2,104, giá trị này nằm trong khoảng (1,3) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

4.5.4. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư

Hình 4.1. Biểu đồ của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả từ SPSS)

Từ hình 4.1, ta thấy đường cong này có dạng hình chng, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean rất nhỏ, gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.987 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, giả định phần dư có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

4.5.6. Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi

Bảng 4.19. Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi

ABSRES Spearman's rho QTNH Correlation Coefficient .080

Sig. (2-tailed) .226 N 230 CLPM Correlation Coefficient .107 Sig. (2-tailed) .107 N 230 DTNV Correlation Coefficient -.036 Sig. (2-tailed) .583 N 230 NLNV Correlation Coefficient .065 Sig. (2-tailed) .325 N 230

THUE Correlation Coefficient -.075

Sig. (2-tailed) .259

N 230

ABSRES Correlation Coefficient 1.000

Sig. (2-tailed) .

N 230

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ SPSS)

Các hệ số tương quan hạng Spearman đều có mức ý nghĩa lớn hơn 5%. Do đó, khơng vi phạm giả định phương sai phần dư thay đổi.

4.5.7. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào kết quả từ bảng 4.16, trong 6 nhân tố được tác giả đưa vào nghiên cứu chỉ có 5 nhân tố có ý nghĩa thống kê vì có Sig < 0,05, đó là: Quản trị ngân hàng, Chất lượng PMKT, Đào tạo nhân viên, Năng lực NVKT, Áp lực từ thuế. Riêng nhân tố Kiểm sốt nội bộ có sig = 0,96 (>0,05) nên khơng có ý nghĩa thống kê. Hệ số beta chuẩn hóa của biến THUE mang dấu (-) nên nó tác động ngược chiều đến CLTT BCTC, các biến cịn lại đều mang dấu (+) nên có ảnh hưởng cùng chiều. Như vậy, các giả thuyết H1, H3, H4, H5, H6 là được chấp nhận.

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả

thuyết Nội dung

Beta

chuẩn hóa Kết quả

H1 Quản trị ngân hàng càng tốt thì CLTT BCTC càng cao.

0,242 Sig=0,000

Chấp nhận

H2 Kiểm sốt nội càng hiệu quả thì CLTT BCTC càng cao. 0,77 Sig = 0,96 Không chấp nhận H3 Chất lượng PMKT càng tốt thì CLTT BCTC càng cao. 0,205 Sig=0,000 Chấp nhận

H4 Đào tạo nhân viên càng tốt thì CLTT BCTC càng cao.

0,340

Sig=0,000 Chấp nhận

H5 Năng lực nhân viên kế tốn càng tốt thì CLTT BCTC càng cao. 0,191 Sig=0,000 Chấp nhận H6 Áp lực từ thuế càng cao thì CLTT BCTC càng thấp. -0,185 Sig=0,000 Chấp nhận (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 4.6. Bàn luận

Phân tích hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng cũng như chiều tác động của 6 nhân tố này đến CLTT BCTC trong ngành ngân hàng. Trong 6 nhân tố này duy nhất chỉ có KSNB là khơng có sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến CLTT BCTC. Qua đó, có thể thấy rằng KSNB chưa đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa hiệu quả các gian lận và sai sót trên BCTC, đảm bảo CLTT BCTC của các ngân hàng. Các nhân tố còn lại là: Quản trị ngân hàng, Năng lực NVKT, Đào tạo nhân viên, Chất lượng PMKT đều có sự ảnh hưởng cùng chiều và có ý nghĩa về mặt thống kê đến CLTT BCTC. Riêng Áp lực từ thuế là ảnh hưởng ngược chiều đến CLTT BCTC. Mức ảnh hưởng được giải thích cụ thể như sau:

- Khi đánh giá Quản trị ngân hàng tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam tăng thêm 0,169 điểm.

- Khi đánh giá Chất lượng phần mềm kế toán tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam tăng thêm 0,213 điểm.

- Khi đánh giá Đào tạo nhân viên tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam tăng thêm 0,343 điểm.

- Khi đánh giá Năng lực nhân viên kế tốn tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam tăng thêm 0,200 điểm.

- Khi đánh giá Áp lực từ thuế tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam giảm đi 0,170 điểm.

Bảng 4.21. Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập % Giá trị tuyệt đối

Beta Tỷ lệ % Vị trí QTNH 0,242 20,81 2 PMKT 0,205 17,63 3 DTNV 0,340 29,23 1 NLNV 0,191 16,42 4 THUE 0,185 15,91 5 Tổng 1,163 100

(Nguồn: Tính tốn căn cứ trên phần mềm SPSS)

Bảng 4.20 đã chỉ ra thứ tự của các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam như sau: cao nhất là nhân tố Đào tạo nhân viên (29,23%), tiếp đến là nhân tố Quản trị ngân hàng (20,81%), Chất lượng PMKT (17,63%), và Năng lực NVKT (16,42%), thấp nhất là Áp lực từ thuế (15,91%).

Kết luận chương 4

Trong chương này, tác giả đã đưa ra kết quả cụ thể của các kiểm định; phân tích hồi quy cho thấy trong sáu nhân tố được đưa vào thì chỉ có duy nhất sự ảnh hưởng của nhân tố KSNB là khơng có ý nghĩa, các nhân tố cịn lại đều có sự ảnh hưởng đến CLTT BCTC. Chương 5 sẽ đưa ra kết luận và đề xuất các khuyến nghị phù hợp.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Luận văn nêu ra 3 mục tiêu cụ thể, đó là: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam, (2) Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam, (3) Đề xuất những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao CLTT BCTC. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã thực hiện được 2 mục tiêu cụ thể (1) và (2).

Về xác định những nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam, kết quả đã chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng đến CLTTBCTC của các NHTM tại Việt Nam gồm có: Đào tạo nhân viên, Quản trị ngân hàng, Chất lượng PMKT, Áp lực từ thuế, Năng lực NVKT.

Về xác định mức độ ảnh hưởng của 5 nhân tố trên: nhân tố Đào tạo nhân viên có tác động lớn nhất đến CLTTBCTC của các NHTM tại Việt Nam, tiếp theo lần lượt theo thứ tự giảm dần là các nhân tố: Quản trị ngân hàng, Chất lượng PMKT, Năng lực NVKT, Áp lực từ thuế. Trong các yếu tố kể trên thì chỉ có nhân tố Áp lực từ thuế là có mối quan hệ ngược chiều với CLTT BCTC, và bốn nhân tố còn lại cùng có mối quan hệ thuận chiều với CLTT BCTC.

Mục tiêu thứ (3) của đề tài là đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam, sẽ được nêu cụ thể trong mục 5.2.

Bài nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể ở cả 2 khía cạnh khoa học và thực tiễn. Xét về khía cạnh khoa học, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến đề tài thực hiện. Từ cơ sở lý thuyết liên quan và kế thừa các mơ hình của các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam bao gồm: các nhân tố thuộc về bên trong của ngân hàng (Quản trị ngân hàng, KSNB, Chất lượng PMKT, Đào tạo nhân viên và Năng lực NVKT), Nhân tố bên ngồi (Áp lực từ thuế). Thơng qua khảo sát, đề tài đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam. Thông qua mơ hình hồi quy, nghiên cứu đã có được kết quả về mức ảnh

hưởng của những nhân tố kể trên tới CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã có những đóng góp cụ thể bao gồm: nghiên cứu giúp cho thấy được thực trạng CLTTBCTC của các NHTM tại Việt Nam; kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam; có một phần đóng góp nhỏ cho việc cải thiện và nâng cao CLTTBCTC của các NHTM tại Việt Nam thông qua việc đưa ra các đề xuất, khuyến nghị cho các ngân hàng và các bên liên quan.

5.2. Các khuyến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu đã đưa ra, tác giả sẽ đề xuất các khuyến nghị đối với các nhân tố nhằm cải thiện và nâng cao CLTTBCTC của các NHTM tại Việt Nam.

5.2.1. Khuyến nghị đối với Đào tạo nhân viên

- Ngân hàng luôn hỗ trợ việc bồi dưỡng, đào tạo các kiến thức về kế toán và thuế cho nhân viên. Phải có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đối với phát triển các chiến lược chủ chốt của các NHTM. Trong cơng tác kế tốn và thuế, các ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhân viên của mình thường xun cập nhật các quy định, chính sách mới về kế tốn, thuế. Cần có cơ chế hỗ trợ học phí và chế độ thăng tiến cho các nhân viên tham gia học tập để từ đó góp phần nâng cao CLTT BCTC cho ngân hàng.

- Các ngân hàng có kế hoạch cụ thể để thực hiện công tác đào tạo nâng cao kiến thức về kế toán và thuế cho NVKT và ban quản trị. Các ngân hàng nên có sự quan tâm đúng đắn trong việc đào tạo để nguồn nhân lực có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển về kinh tế. Ngân hàng hợp tác với các trường đại học, các trung tâm đào tạo uy tín để lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm và nội dung đào tạo cũng như bồi dưỡng thêm các nội dung về kế tốn, thuế cho tồn bộ NVKT, bao gồm cả những nhà quản trị của NHTM.

- Ngân hàng cần phải kịp thời đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên khi có những cập nhật, thay đổi trong hệ thống thông tin. Ngân hàng phải có được sự liên kết chặt chẽ giữa các phịng ban với nhau, nhân viên về cơng nghệ thông tin và

NVKT cần phải hỗ trợ lẫn nhau khi hệ thống TTKT có những thay đổi. Ngân hàng cần tổ chức đào tạo trước khi có những sự thay đổi, cập nhật này, như vậy thì nhân viên có thể làm quen dần với sự thay đổi, có thể phát hiện kịp thời các lỗi, sai sót của sự thay đổi này và khắc phục chúng.

5.2.2. Khuyến nghị đối với Quản trị ngân hàng

- Ban quản trị của ngân hàng có hiểu biết nhất định về lĩnh vực báo cáo tài chính của kế tốn. Các nhà quản trị ngân hàng phải là những người có một nền tảng kiến thức cơ bản về kế tốn ngân hàng, có khả năng đọc và nắm bắt được các thông tin trên BCTC.

- Ban quản trị ngân hàng cần quan tâm đến cơng tác kế tốn. Các nhà quản trị nên làm tốt trách nhiệm của mình trong việc giám sát theo dõi quá trình ghi chép và lập BCTC. Nhà quản trị phải thường xuyên thực hiện kiểm tra việc ghi chép, nhập liệu đầy đủ của bộ phận kế toán, điều này sẽ giúp làm giảm đi những sai sót. Cần phải có sự đối chiếu thường xuyên giữa các bộ phận với nhau, thực hiện các báo cáo.

- Ban quản trị của ngân hàng dựa vào các thông tin trên BCTC để đưa ra các quyết định kinh tế của ngân hàng. Ban quản trị cần phải chú ý nhiều hơn đến các nội dung được thể hiện trên BCTC, các thông tin trên BCTC được dùng cho công việc điều hành tại ngân hàng, và là cơ sở để đưa ra các quyết định. Việc các nhà quản trị sử dụng thơng tin BCTC thì CLTT sẽ được tăng cao và tạo độ tin cậy cho các đối tượng sử dụng khác.

- Ban quản trị của ngân hàng can thiệp vào việc ghi chép và lập BCTC của bộ phận kế toán. Cần phải thiết lập và làm tốt các hoạt động kiểm soát nội bộ trong ngân hàng để kiểm tra, giám sát quá trình ghi chép và lập BCTC. Ngồi ra, các đối tượng bên ngồi như: kiểm tốn độc lập, kiểm toán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán cần thực hiện tốt vai trị của mình trong việc kiểm tra, giám sát thông tin BCTC của các ngân hàng. Ngồi ra, cũng cần có chế độ khuyến khích tạo điều kiện cho nhà quản trị tham gia làm chủ, sở hữu vốn của NHTM. Các ngân hàng cần có các ưu đãi về quyền mua cổ phiếu, khen thưởng bằng cổ phiếu cho nhà quản lý. Các

ngân hàng cần xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của nhà quản trị dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau để có sự đánh giá đúng đắn, toàn diện năng lực nhà quản trị từ đó có chế độ khen thưởng tương xứng, giảm thiểu động cơ gây ảnh hưởng xấu đến việc ghi chép, hạch toán và lập BCTC của các nhà quản lý.

5.2.3. Khuyến nghị đối với Chất lượng phần mềm kế toán

- PMKT đảm bảo tuân thủ đúng chuẩn mực và quy định của kế toán. Điều này sẽ giúp gia tăng tính Thích hợp của BCTC, từ đó nâng cao CLTT BCTC. Các PMKT nên có sự kiểm định chất lượng từ Bộ tài chính để xem xét việc đảm bảo rằng cách hạch toán trong phần mềm thực hiện đúng các quy định kế toán trong ngành ngân hàng. Các PMKT đã được kiểm định thì mới được phép lưu thơng trên thị trường.

- PMKT có lưu trữ đủ thơng tin cho phép theo dõi người truy cập. PMKT phải thực hiện việc quản lý người dùng được bảo mật bằng mật khẩu, phải lưu đầy đủ nhật ký truy cập của người dùng để có thể quản lý tốt việc truy cập của người dùng. - Mọi chỉnh sửa sổ sách kế tốn đều được lưu lại vết tích trên PMKT. Theo đó, PMKT phải theo dõi các thao tác của từng người dùng theo từng phần hành trong PMKT, phải thực hiện việc phân quyền cho các nhân viên theo từng cấp bậc khi thực hiện các lệnh: thêm, sửa, xóa, in ấn .....Những thao tác này cần phải được lưu đầy đủ vào nhật ký truy cập của từng người dùng.

- PMKT phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngành ngân hàng với các đặc điểm đặc thù như: quy mơ hoạt động lớn, có nhiều chi nhánh, hạch toán kế toán phức tạp, ....nên cần phải lựa chọn phần mềm để thích hợp với các đặc điểm kinh doanh hoạt động của ngành. Các ngân hàng trước khi lựa chọn phần mềm cần phải tìm hiểu uy tín của nhà cung cấp. Các ngân hàng nên có sự tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho việc phát triển hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)