6. Kết cấu đề tài
2.1 Pháp luật về bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại
2.1.1. Hệ thống pháp lý về phòng tránh rủi ro để bảo vệ người gửi tiền tạ
2.1 Pháp luật về bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại
2.1.1. Hệ thống pháp lý về phòng tránh rủi ro để bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại tiền tại ngân hàng thương mại
Mục tiêu của NHNN về quản lý tiền tệ, ngân hàng là hạn chế rủi ro có thể xảy để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Đối với các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 41/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy địnhtỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi hay Thơng tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với cá nhân, tổ chức liên quan ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải chủ động lường trước rủi ro, có giải pháp đối phó và phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định theo pháp luật bảo vệ người gửi tiền.
Hiện nay, các quy định pháp luật về phòng tránh rủi ro cho NGT bao gồm các quy định như công khai rõ ràng các dịch vụ, chế độ ưu đãi và bảo mật thông tin khách hàng; quy định bảo đảm tỷ lệ an tồn vốn và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng; NHTM phải tham gia BHTG.
2.1.1.1. Quy định ngân hàng thương mại phải công khai rõ ràng các dịch vụ, chế độ ưu đãi và bảo mật thông tin của khách hàng gửi tiền
Theo Điều 10 Luật các TCTD năm 2010 - Bảo vệ quyền lợi khách hàng thì “ các NHTM phải công khai BHTG, lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp”. NHTM phải công khai thời gian khách hàng giao dịch và không được tự ý ngừng giao dịch của khách hàng. Nếu NHTM ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức thì phải thơng báo trước 24 giờ và khơng được ngừng giao dịch quá một ngày làm việc. NHTM không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 của Luật này. NHTM phải cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản cho chủ tài khoản.
Hợp đồng tiền gửi là hợp đồng vay tài sản, quyền lợi của NGT bị chi phối bởi ngân hàng, để bảo vệ NGT thì các NHTM phải cơng khai các loại dịch vụ và
ưu đãi của loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. NGT gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là hưởng lãi và sử dụng dịch vụ thanh tốn của ngân hàng. Do đó, các NHTM cần đa dạng dịch vụ như gửi tiền tiết kiệm, mở tài khoản thẻ thanh toán, dịch vụ thanh toán quốc tế… Gửi tiền tiết kiệm là loại hình dịch vụ được sử dụng nhiều nhất nên ngân hàng cần đa dạng loại hình gửi tiết kiệm khơng kì hạn, tiền gửi có kì hạn (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng…). Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao, NGT sẽ chủ động lựa chọn kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của mình. Để đảm bảo tính cơng khai, tất cả những dịch vụ sẽ được công khai thông qua nhiều hình thức (hợp đồng mẫu, niêm yết lãi suất cơng khai tại quầy giao dịch….) để NGT biết rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng cịn cung cấp thêm các dịch vụ thơng báo qua tin nhắn (chủ yếu là tài khoản thẻ) giúp NGT kiểm soát được số tiền trong tài khoản tiền gửi của mình.
Cũng theo Điều 10 Luật các TCTD năm 2010, NHTM từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có sự chấp thuận của khách hàng. Theo Điều 14 Luật các TCTD năm 2010, NHTM phải bảo đảm bí mật thơng tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại NHTM, không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại NHTM cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Như vậy, ngân hàng phải giữ bí mật về thơng tin tiền gửi của khách hàng, tuyệt đối không cung cấp thông tin khách hàng cho bên thứ ba mà khơng có u cầu từ cơ quan nhà nước hay sự chấp thuận của khách hàng, tránh trường hợp khách hàng bị làm phiền, chào mời các dịch vụ khác. Trong trường hợp, phong tỏa tài sản của NGT thì cơ quan Nhà nước phải đưa ra bằng chứng số tiền đó liên quan đến vụ án.
Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng phải được hoàn trả cả gốc và lãi khi hợp đồng đến hạn, điều này đảm bảo an toàn cho NGT và cũng là nghĩa vụ của ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2.1.1.2. Quy định ngân hàng thương mại phải bảo đảm an tồn trong hoạt động kinh doanh và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
Để đảm bảo khoản tiền gửi của khách hàng thì NHTM phải thực hiện đúng các quy định về tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của mình. Theo Thơng tư 36/2014/TT-NHNN11, quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD bao gồm các quy định về (1) quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi; (2) quy định về giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan; (3) quy định tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả; (4) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần, mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, NHTM khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, NHTM đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật; (5) tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động không được vượt quá tỷ lệ 80%.
NHTM hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính được xem là ngành có độ nhạy cảm cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chính vì thế để phịng tránh rủi ro tín dụng thì các NHTM phải trích lập dự phịng rủi ro và xử lý rủi ro. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/201312, quy định đối với mỗi khoản huy động thì NHTM phải dự trữ bắt buộc 3%, dự trữ thanh khoản 10%. Khi NHTM cho vay, phải trích 0,75% cho dự phòng chung (dành cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ). Ngồi ra, ngân hàng cịn phải trích lập dự phịng cho từng nhóm nợ, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) khơng cần trích lập; nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) thì trích lập dự phịng 5%; nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) thì trích lập dự phịng 20%; nợ nhóm 4 (nghi ngờ) thì trích lập dự phịng 50%; nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) thì trích lập dự phịng 100%.
Việc trích lập dự phòng rủi ro lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Chính vì thế, các NHTM phải giấu đi những khoản nợ đáng lẽ phải trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ vì các lý do sau: (i) hội đồng quản trị cam kết với cổ đông về tăng trưởng lợi nhuận; (ii) Sự hiệu quả hoạt động của ngân hàng thể hiện qua lợi nhuận; (iii) Lợi nhuận liên quan đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng trong việc huy động vốn. Để gia tăng lợi nhuận, các ngân hàng phải giảm nợ xấu (dưới 5%) hoặc là khơng trích dự phịng hoặc trích khơng đầy đủ để giảm chi
11 Xem tại Thông tư 36/2014/TT – NHNN ngày 20/11/2014 12 Xem tại thông tư 36/2014/TT – NHNN ngày 20/11/2014
phí. Như vậy, NHNN cần ban hành một Thơng tư mới quy định về cách phân loại và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, đảm bảo tính chính xác và tồn diện hơn. Qua đó, góp phần cải thiện việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng