Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ người gử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 55 - 61)

6. Kết cấu đề tài

3.5 Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ người gử

gửi tiền

Pháp luật bảo vệ NGT trong thời gian qua đã có những bước phát triển, cơ quan Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người gửi tiền. Tuy nhiên, ngoài những điểm đạt được cũng còn những điểm hạn chế cần hoàn thiện để bảo vệ NGT tốt hơn. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các kiến nghị sau:

Thứ nhất, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật bảo vệ người gửi tiền tại các NHTM.

Để nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ người gửi tiền, NHNN ngoài việc ban hành các văn bản quy định các NHTM nghiêm túc chấp hành còn cần đẩy mạnh tun truyền, phổ biến thơng qua các hình thức như (1) tổ chức các hội nghị/tập huấn tuyên truyền về pháp luật bảo vệ NGT cho các nhân viên NHTM, (2) đề nghị BHTG phối hợp tổ chức các buổi tọa đàm trực tuyến, phối hợp với các cơ quan chính quyền tại địa phương trong cả nước để tuyên truyền về pháp luật BHTG bảo vệ NGT thông qua các kênh như truyền thơng như báo chí, truyền thanh, truyền hình nhận thức cơ bản được chính sách của bảo hiểm tiền gửi đối với người dân trong đó co đối tường NGT trên cơ sở các qui định của Luật BHTG; (3) đăng tải các bài giới thiệu, hỏi đáp về pháp luật bảo vệ người tiền gửi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài phát thanh, truyền hình, website…(4) tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nội dung của pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền góp phần gắn kết giữa tổ chức BHTG với NGT ngày càng được cải thiện nâng cao hiệu quả thực thi chính sách BHTG.

Thứ hai, nâng cao trình độ đạo đức nhân nghề nghiệp đối với viên ngân hàng thương mại về bảo vệ quyền cho người gửi tiền.

Các NHTM cần nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên NHTM được giao nhiệm vụ thực hiện giao dịch nhận tiền gửi của NGT. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cụ thể là NHNN phối hợp cùng BHTG, các NHTM cần xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn chuyên sâu các nội

dung về pháp luật bảo vệ quyền lợi NGT cho đội ngũ nhân viên NHTM cũng như những người có liên quan.

Thứ ba, hoàn thiện các văn bản dưới luật hướng dẫn một cách chi tiết, tổng thể về luật BHTG.

Bảo hiểm tiền gửi là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, để những quy định của luật BHTG có tính thực thi và đạt hiệu quả cảo thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật BHTG. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải rà sốt lại để lên danh mục các văn bản cần xây dựng để hướng dẫn Luật, thời gian dự kiến trình ban hành văn bản hướng dẫn và giao cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn. Để các văn bản hướng dẫn Luật theo đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng phù hợp thì các đơn vị chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng.

Theo khoản 2 điều 34 Luật BHTG quy định “ NHNN có trách nhiệm để tổ chức BHTG tiếp cận dữ liệu thông tin về tổ chức tham gia BHTG theo quy định của chính phủ”25

Theo khoản 1 điều 20 luật BHTG quy định26,“ thủ tướng chính phủ quy định khung mức phí BHTG theo đề nghị của Ngân hàng Nhà Nước”. Theo khoản 2 điều 24 luật BHTG quy định “Thủ tướng chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ”. Như vậy, Thủ tướng sẽ ban hành quyết định khung và hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Theo khoản 1 điều 29 luật BHTG quy định “Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính do Thủ tướng chính phủ thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ”. Như vậy, thủ tướng chính phủ sẽ ban hành quyết định về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHTG.

Như vậy, để luật BHTG được thực thi một cách hiệu quả, bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tích cực triển khai các cơng việc nêu trên.

25 Xem tại khoản 2 Điều 34 Luật BHTG 26 Xem tại khoản 1 Điều 20 Luật BHTG

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bảo vệ quyền lợi NGT góp phần bảo vệ quyền con người và đảm bảo cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh, ổn định sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong thời gian qua, cơ quan chức năng và toàn xã hội đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Cơ quan Nhà nước đã nỗ lực ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Các văn bản pháp luật này tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ quyền lợi NGT trên thực tế. Trong những năm gần đây, với sự cố gắng của các chủ thể liên quan, thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NGT đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do là lĩnh vực pháp luật mới nên hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi NGT còn sơ sài, các chủ thể trong xã hội chưa đánh giá đúng ý nghĩa của bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Với đề tài “Bảo vệ quyền lợi của NGT tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, luận văn phân tích rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Qua việc phân tích đó, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NGT trên thực tế.

KẾT LUẬN

Bảo vệ quyền và lợi ích cho người gửi tiền tại ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung là sự bảo vệ cho nền kinh tế nói chung và hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng, góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, cơ quan Nhà nước cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ người gửi tiền, tạo hành lang pháp lí bảo vệ người gửi tiền được nâng cao hơn, hoàn thiện hơn. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về bảo vệ người gửi tiền đã có những điểm đạt được, tuy nhiên cũng còn một vài hạn chế cần phải được khắc phục. Trên cơ sở đó, luận văn cũng có đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ người gửi tiền tại các NHTM Việt Nam.

Với đề tài “Bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, luận văn đã phân tích rõ những cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật bảo vệ người gửi tiền. Trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật bảo vệ người gửi tiền tại các NHTM Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục văn bản pháp luật

1. Hiến Pháp

2. Luật Bảo hiểm tiền gửi

3. Luật Doanh nghiệp Số 60/2005/QH11, sửa đổi bổ sung tại Luật số 38/2009/QH12

4. Luật Dân sự năm 2015

5. Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18/06/2012 6. Luật Bảo vệ người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010 7. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010

8. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010 9. Luật Phá sản số 51/2014/QH13 của Quốc hội ngày 19 tháng 6 năm 2014 10. Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về bảo hiểm tiền gửi.

11. Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi;

12. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD

13. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 04/2010/TT-NHNN về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, Hà Nội

14. Quốc hội (2012), Nghị quyết 38/2012/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một

15. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/08/2013 về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

16. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 1160/2004/QĐ- NHNN về việc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm

17. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; quyết định số 14/VBHN-NHNN ngày 21/05/2014 của Thống thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

18. Thông tư 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 Quy định về tiền gửi tiết kiệm.

19. Thông tư số 22/2014/TT-NHNN ngày 06/09/201427 v/v hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Danh mục sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác

1. Đại học Quốc Gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia

2. GS.TSKH Đào Trí Úc (2007), Bảo về quyền lợi NGT theo pháp luật của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Thông tin Bảo hiểm tiền gửi số 3 năm 2007

3. Hoàng Thị Hằng (2008), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 08/2009

4. Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, được thực hiện tại Học viện Quốc gia vào năm 2004. Bài viết chủ yếu tập trung nghiên cứu ở góc độ các vấn đề kinh tế, khơng đi vào trọng tâm phân tích các quy định pháp luật, các vấn đề pháp lý đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

5. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoạt động BHTG theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các Ngân hàng” của tác giả Nguyễn Đăng Quân, được thực hiện tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam vào năm 2018.28

6. PGS.TS Lê Thị Thu Thủy (2008), Pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

27 Xem Điều 8 thông tư số 24/2014/TT-NHNN ngày 06/09/2014 v/v hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi

28 Nguyễn Đăng Quân, “Hoạt động BHTG theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn đến ngân hàng”, file:///D:/TL%20CAO%20HOC%20LUAT/LUAN%20VAN/MAU%20LUAN%20VAN%20THAC%20SY/ Luanan_NguyenDangQuan.pdf

7. Trương Thanh Đức (2011), Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 1 tháng 1/2011;

8. Tác giả TS. Cấn Văn Lực có bài viết “Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi” đăng trên tạp chí Bảo hiểm tiền gửi, số 48 quý 3 năm 201829. Bài viết nêu ra một vài vấn đề nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tổ chức tiền gửi.

29 Cấn Văn Lực, “Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi”, http://www.div.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=nGvPGE9dSpI%3D&tabid=438. Truy cập ngày 19/09/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)