Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2 Những hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được kể trên, pháp luật bảo vệ NGT cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Sau đây là một số hạn chế trong pháp luật bảo vệ người gửi tiền:

Thứ nhất, hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật nào bảo vệ NGT riêng biệt.

Các quy định bảo vệ NGT nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật các TCTD, Luật BHTG, Luật bảo vệ người tiêu dùng, …gây

20Xem tại Luật các TCTD 2010 21 Xem tại Điều 22 luật BHTG

khó khăn cho cơ quan áp dụng pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra, để bảo vệ người gửi tiền, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ mất nhiều thời gian và cơng sức để tìm kiếm các quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau. Khơng phải chủ thể nào cũng có khả năng tìm được đầy đủ các quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau để bảo vệ người gửi tiền.

Thứ hai, chưa xây dựng được văn hóa tuân thủ pháp luật bảo vệ người gửi tiền.

Ở Việt Nam, quyền con người ở các lĩnh vực đã được ghi nhận và có cơ chế bảo vệ nhưng văn hóa tơn trọng quyền con người chưa được xây dựng. Ngay kể cả chủ thể mang quyền cũng không ý thức được vấn đề này. Quyền của NGT là một trong những nội dung của quyền con người cũng không tránh khỏi thực trạng này.

Thứ ba, quy định pháp luật giải quyết tranh chấp giữa NGT và ngân hàng thương mại chưa tính đến đặc thù của lĩnh vực ngân hàng.

NHTM là tổ chức có đủ bộ phận các phịng ban với đầy đủ chun mơn pháp luật và ban hành các cơ chế nội bộ để bảo vệ mình khi có tranh chấp, nên có rủi ro thấp hơn so với người gửi tiền. Ngược lại, NGT có ít trình độ, thiếu thơng tin cũng như sự hiểu biết nhiều chuyên môn Ngân hàng nên khả năng tự bảo vệ mình sẽ thấp. Khi xảy ra tranh chấp NGT khó dẫn chứng chứng minh lỗi tác nghiệp của nhân viên tại NHTM vi phạm. Do đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có những quy định pháp luật để bảo vệ người gửi tiền. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào về sự hỗ trợ này cho người gửi tiền.

Thứ tư, Quá trình triển khai pháp luật BHTG cịn nhiều khó khăn

Những quy định luật BHTG cần được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời đảm bảo khi Luật có hiệu lực có thể thực hiện được ngay. Khi đưa Luật BHTG thực hiện còn tồn tại một số hạn chế về đối tượng được hưởng bảo hiểm, loại tiền gửi được bảo hiểm, hạn mức chi trả tiền bảo hiểm và thời gian chi trả bảo hiểm.

Việc xác định loại tiền gửi được bảo hiểm phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng và tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều quy định rõ loại tiền nào được bảo hiểm và loại tiền gửi nào không được bảo hiểm. Quy định này rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc tính phí BHTG và xác định NGT sẽ được bảo vệ và chi trả tiền bảo hiểm. Ở Việt Nam, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các

nhân gửi tại ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các TCTD. Tiền gửi không được bảo hiểm là ngoại tệ, vàng. Hiện nay lượng huy động vốn bằng ngoại tệ tăng lên đáng kể, vậy cần phải bảo vệ quyền lợi của NGT bằng ngoại tệ, vàng là cần thiết. Việc chống đơ la hóa khơng đồng nghĩa với việc cấm gửi đơ la mà phải cấm trong giao dịch thanh tốn dân sự. Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế, các chủ thể trong và ngoài nước sử dụng phương tiện thanh toán tại NHTM ngày càng tăng do vậy quyền và lợi ích của họ cần được bảo vệ. Hơn nữa, kiều bào gửi tiền về khơng ngừng gia tăng, chính vì thế khơng bảo vệ ngoại tệ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút các nguồn vốn ngoại tệ từ cá nhân, tổ chức gửi về Việt Nam.

Việc chi trả kịp thời, thuận tiện tạo nên niềm tin của người dân chúng với các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro khủng hoảng lây lan hệ thống. Theo Điều 24 Luật BHTG, hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ dựa trên các yếu tố như thu nhập bình quân đầu người; Cho đến nay, các văn bản hướng dẫn các quy định của Luật BHTG chưa đầy đủ. Các quy định về cách tính phí BHTG, hạn mức trả BHTG, cơ cấu tổ chức của tổ chức BHTG, chế độ tài chính của BHTG là những nội dung quan trọng nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể. Điều này gây khó khăn cho việc đưa quy định của Luật BHTG vào cuộc sống của người dân.

Thứ năm, hợp đồng gửi tiền chưa rõ ràng:

Sổ tiết kiệm hiện nay tại các NHTM khơng có đầy đủ các điều khoản pháp lý như hợp đồng tiền vay. Hiện nay, khơng có văn bản hợp đồng gửi tiền cụ thể, NGT chỉ nhận được một sổ tiết kiệm in theo mẫu. Ở một số NHTM, có hợp đồng tiền gửi, nhưng hợp đồng còn chung chung. Do trình độ hiểu biết của NGT còn thấp, chấp nhận những điều khoản ngân hàng đưa ra và ít quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của mình khi gửi tiền. Nếu xảy ra tranh chấp giữa NGT và NHTM thì hợp đồng gửi tiền là căn cứ quan trọng nhất để giải quyết tranh chấp. Hạn chế là trong hợp đồng không ghi cụ thể quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, dẫn đến việc giải quyết tranh chấp phải căn cứ vào quy chế riêng của NHTM. Như vậy, NGT không bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp với NHTM.

Thứ sáu, lợi dụng sự hiểu biết về pháp luật bảo vệ NGT của các nhân viên ngân hàng thương mại để tư lợi cho bản thân:

Hiểu biết pháp luật bảo vệ NGT của các nhân viên ngân hàng thương mại cịn hạn chế, vì tư lợi cá nhân mà một số nhân viên NHTM đã xâm hại quyền lợi của người gửi tiền. Để chiếm đoạt tài sản của khách hàng một số nhân viên đã làm khống giấy tờ, chứng từ, không nhập số tiền gửi của khách hàng vào hệ thống quản lý tài khoản của ngân hàng hoặc nhập số tiền ít hơn so với số tiền thực gửi của người gửi tiền.

Thứ bảy, NHTM thực hiện sai hay thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật BHTG:

NHTM vi phạm quy định của pháp luật BHTG phổ biến nhất là trốn tránh khơng nộp phí BHTG, nộp phí khơng đầy đủ, khơng đồng bộ.

Thứ tám, các quy định pháp luật về quản lý hoạt động phòng chống rủi ro của NHTM còn nhiều bất cập:

Hệ thống ngân hàng an toàn là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Tuy nhiên, các quy định về phòng tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chủ yếu là các văn bản dưới luật, do NHNN ban hành. Để khắc phục hạn chế này, các quy định phòng tránh rủi ro cần được quy định cụ thể trong văn bản luật và đưa ra các tiêu chí để xác định các thơng số về rủi ro dưới dạng định lượng để bảo vệ người gửi tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)