Những điểm đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu đề tài

2.1 Pháp luật về bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại

2.2.1 Những điểm đạt được

Để bảo vệ người gửi tiền, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã nổ lực hồn thiện các quy định pháp luật bảo vệ người gửi tiền. Trong đó, một số điểm đạt được trong pháp luật bảo vệ NGT như sau:

2.2.1.1 Về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

Trong hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định rõ trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng cụ thể từ điều 4 đến điều 7 luật bảo vệ người tiêu dùng.18

2.2.1.2 Về pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Trong hệ thống pháp luật bảo vệ người gửi tiền, pháp luật BHTG có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Luật BHTG 2012 đã được kế thừa và khắc phục những hạn chế của Nghị định 89/1999/NĐ-CP về BHTG, quy định nhiều quy phạm, cơ chế bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, cơ chế xử phạt đối với chủ thể vi phạm…. Những điểm đạt được của Luật BHTG bao gồm:

Quy định rõ NHNN chịu trách nhiệm trước chính phủ về quản lí BHTG và thực hiện chức năng thanh tra về BHTG, giúp tránh sự đùn đẩy trách nhiệm hoặc tranh chấp về thẩm quyền của các cơ quan liên quan.

Tổ chức BHTG giám sát từ xa trên cơ sở thông tin từ NHNN nhằm phát hiện và báo cáo NHNN xử lý kịp thời rủi ro,những vi phạm gây mất an toàn trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Tổ chức BHTG tham gia vào q trình kiểm sốt đặc biệt đối với ngân hàng thương mại theo quy định của NHNN hoặc tham gia quản lý, thanhh lý tài sản của NHTM theo quy định. Điều này giúp tổ chức BHTG bảo vệ tốt quyền lợi cho NGT và đảm bảo cho an tồn hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.

Quy định cụ thể chỉ BHTG của NGT là cá nhân mà không bảo hiểm cho tiền gửi của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, giúp bảo vệ tốt quyền lợi cho NGT nhỏ lẻ, thiếu thông tin. Mặt khác, tổ chức gửi tiền nhằm mục đích thanh tốn, rủi ro thấp, nên khơng cần bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức.

Quy định tổ chức BHTG do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức BHTG là pháp nhân, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.

Tổ chức BHTG muốn thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ, cần phải có đầy đủ thơng tin về các ngân hàng. Do đó, Luật BHTG quy định cụ thể về trách nhiệm báo cáo và công bố thông tin của tổ chức BHTG và vấn đề cung cấp thông tin của NHNN.

Nhằm tránh rủi ro thất thoát, tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG, Luật BHTG cho phép tổ chức BHTG sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN. Tuy nhiên, tổ chức BHTG không được mở tài khoản và gửi tiền tại TCTD nhà nước.

Về phí BHTG và hạn mức trả tiền bảo hiểm, luật BHTG không quy định cụ thể mà trao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí BHTG19 và hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN. Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNN quy định mức phí BHTG đối với các ngân hàng dựa trên kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.

19 Xem Điều 3, QĐ số 21/2017, nguồn tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet- dinh-21-2017-QD-TTg-han-muc-tra-tien-bao-hiem-352344.aspx

Về thời điểm trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền. Theo Luật các TCTD 201020, quy định TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngồi có quyền nhận tiền gửi của cá nhân, do đó bắt buộc tham gia BHTG. Nhà nước cam kết đảm bảo chi trả ngay lập tức tiền bảo hiểm trong hạn mức BHTG cho NGT khi ngân hàng đổ vỡ, điều này giúp củng cố niềm tin người dân với hệ thống ngân hàng, tránh tính trạng rút tiền ào ạt dẫn đến mất khả năng thanh toán của các ngân hàng, tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Theo Điều 22 luật BHTG21, “Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt kiểm sốt đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc NHNN có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.”

2.2.1.3 Về các quy định về phòng tránh rủi ro và đảm bảo an tồn cho hệ thống tín dụng nhằm bảo vệ người gửi tiền khá cụ thể và rõ ràng

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Hê ̣thống ngân hàng ổn định, phát triển an toàn, sẽ tạo được niềm tin của người dân cũng như tránh sự sụp đổ ngân hàng, dẫn đến hiệu ứng dây truyền làm sụp đổ hệ thống ngân hàng. Các tỷ lệ như tỷ lệ an tồn vốn, tỷ lệ trích lập dự phịng, … đã được các chun gia kinh tế, pháp luật tính tốn về cơ bản khoa học và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước nổ lực hoàn thiện pháp luật bảo vệ người trong trường hợp ngân hàng chấm dứt hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)