6. Kết cấu đề tài
3.2 Các biện pháp bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra cho các ngân hàng những cơ hội cũng như thách thức. Sự cạnh tranh gay gắt buộc các ngân hàng phải nới lỏng các điều kiện huy động và cho vay, tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với NHTM cũng như người gửi tiền. Hơn nữa, kinh tế vĩ mô biến động, các yếu tố bên trong ngân hàng cũng như các yếu tố bên ngồi ngân hàng biến động khó lường và ảnh hưởng đến sự an tồn hoạt động của ngân hàng và quyền lợi của người gửi tiền. Sau đây là các biện pháp để bảo vệ người gửi tiền.
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại người gửi tiền tại ngân hàng thương mại
Để bảo vệ NGT cần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ NGT đủ bốn tiêu chí tồn diện, đồng bộ, phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý. Các chế định pháp luật, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhận tiền gửi giữa NGT và NHTM phải đầy đủ và hoàn thiện. Để tránh những tổn thất có thể xảy ra cho người gửi tiền, cần phải xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ NGT trên nền tảng những nguyên tắc nhất định, từ đó có thể mở rộng áp dụng trong các trường hợp chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Cụ thể, phải xây dựng được hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người gửi tiền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các NHTM khi nhận tiền gửi của khách hàng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người gửi tiền, cách thức xử lý khi ngân hàng vi phạm các quy định về bảo vệ người gửi tiền, phương thức giải quyết giữa NHTM và NGT khi có tranh chấp xảy ra…. Hơn nữa, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này phải đảm bảo tính đồng bộ, không trùng lặp, không chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Đặc biệt, các văn bản quy phạm pháp luật này cần phải cập nhật sự phát triển trong mối quan hệ gửi tiền giữa NGT và NHTM.
Các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ NGT phải được xây dựng ở trình độ pháp lý cao, kết hợp với ngơn ngữ cơ đọng, chính xác và một nghĩa.
3.2.2 Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước bảo vệ người gửi tiền vệ người gửi tiền
Các cơ quan quản lý nhà nước như NHNN, tổ chức BHTG và Tòa án nhân dân các cấp… bảo vệ NGT phải hoạt động có hiệu quả đúng với chức năng và thẩm quyền do luật định.
Theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, tại điều 4 luật bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội. Quyền lợi người tiêu dùng được tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
Theo Luật NHNN năm 2010 quy định, NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất, quản lý về hoạt động tiền tệ nói chung và bảo vệ NGT nói riêng. NHNN chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tiền tệ, chính sách hoạt động ngân hàng và có trách nhiệm trong việc kiểm tra; xử lý các vi phạm pháp luật; NHNN thường xuyên phối hợp với các NHTM đầu mối tổ chức đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn, đào đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng để nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật cho nhân viên, đảm bảo việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật về bảo vệ người gửi tiền. Từ việc đã đào tạo nhưng cán bộ nhân viên vẫn cố ý vi phạm vì tư lợi cá nhân để trục lợi thì có cơ sở để xử lý các chủ thể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng cụ thể các biện pháp về dân sự, hình sự, hành chính để xử lý.
Tổ chức BHTG cũng là một tổ chức quan trọng và là công cụ bảo vệ người gửi tiến. Khi NHTM gặp rủi ro, thì tổ chức BHTG sẽ đứng ra bảo vệ người gửi tiền. Trong mối quan hệ tiền gửi, NGT là người cho ngân hàng vay, dễ bị thiệt hại bởi vì rủi ro đến từ ngân hàng chứ không phải từ NGT và khơng có khả năng tự bảo vệ mình. Chính vì thế, để bảo vệ NGT cần có tổ chức BHTG và BHTG là loại hình bắt buộc phải tham gia của các NHTM khi huy động tiền gửi của người dân (Bùi Hữu Toàn, 201124).
24 Bùi Hữu Toàn (2011), Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Luận văn tiến sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội