Pháp luật về cơ quan bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu đề tài

2.1 Pháp luật về bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại

2.1.2. Pháp luật về cơ quan bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mạ

2.1.1.3. Quy định ngân hàng thương mại phải tham gia bảo hiểm tiền gửi

Theo khoản 1 Điều 4 Luật BHTG 2012, “BHTG là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được BHTG trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho NGT hoặc phá sản”.

NHTM hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro, tham gia BHTG là một yêu cầu bắt buộc và là công cụ để bảo vệ người gửi tiền khi NHTM xảy ra sự cố rủi ro về khả thanh khoản. Trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc mất khả năng thanh khoản thì BHTG là cơng cụ để bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Trong hợp đồng BHTG, người thụ hưởng là NGT mặc dù NGT không phải là người trực tiếp tham gia bảo hiểm tiền gửi mà là NHTM. Bảo hiểm tiền gửi là hình thức tham gia bắt buộc đối với các NHTM khi hoạt động nghiệp vụ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Hợp đồng tiền gửi là một hợp đồng vay tài sản, quyền lợi của NGT bị chi phối bởi NHTM, vì vậy việc bảo vệ NGT là quyền và nghĩa vụ của NHTM, nhằm củng cố niềm tin của người gửi tiền, từ đó giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc huy động tiền gửi. Hiện nay, quy định của pháp luật BHTG được các NHTM triển khai thực hiện khá đồng bộ. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, việc tuân thủ pháp luật BHTG củng cố niềm tin người gửi tiền, giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.

2.1.2. Pháp luật về cơ quan bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại thương mại

Để bảo vệ NGT thì các cơ quan quản lý như Chính phủ, NHNN, hệ thống tịa án và tổ chức BHTG có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích cho người gửi tiền.

2.1.2.1. Chính Phủ

Chính Phủ là cơ quan quản lí có thẩm quyền chung, quản lí tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có vấn đề tài chính, tiền tệ. Chính Phủ có thẩm quyền ban hành nghị định, thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, Luật, đưa các quy định về bảo vệ NGT của Quốc hội vào cuộc sống. Quốc hội ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, BHTG 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị

định 68/2013/NĐ-CP13, quy định chi tiết và hướng dẫn Luật BHTG. Trong đó, chính phủ có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan trực thuộc như NHNN Việt Nam, tổ chức BHTG…về vấn đề bảo vệ người gửi tiền.

2.1.2.2. Ngân hàng Nhà nước

NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ, quản lí lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. NHNN có nhiệm vụ điều hành và phát triển thị trường tiền tệ, giám sát hoạt động kinh doanh của các NHTM và bảo vệ người gửi tiền.

Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở chỉ đạo và quản lý của NHNN để bảo đảm quyền lợi của NGT và được ghi nhận trong Luật BHTG. Theo khoản 8 Điều 2 Luật BHTG14, quy định “NHNN chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHTG”. Để bảo vệ hệ thống tài chính quốc gia và quyền lợi của NGT tại các NHTM, NHNN thực hiện thanh tra về BHTG, đảm bảo rằng các chủ thể có liên quan thực hiện đúng quy định của Luật BHTG.

2.1.2.3. Hệ thống Tòa án

Tịa án là cơ quan tài phán cơng, căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết công bằng đối với các bên tranh chấp. Trình tự và thủ tục giải quyết tuân thủ theo pháp luật về tố tụng dân sự. Theo điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự 201515, trong mối quan hệ kinh doanh, thương mại có mục đích lợi nhuận giữa cá nhân, tổ chức với nhau phát sinh tranh chấp thì được coi là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong mối quan hệ tranh chấp giữa NGT và NHTM, NHTM có mục đích lợi nhuận, NGT có mục đích là đáp ứng nhu cầu thanh tốn và lợi nhuận. Vì vậy, hợp đồng gửi tiền là hợp đồng dân sự, do đó thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án là giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự.

Hiện nay, hệ thống tòa án được chia thành ba cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và tối cao, tòa án quân sự và tòa án đặc biệt. Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự giữa NGT và NHTM chỉ gồm tòa án nhân dân ba cấp. Theo Bộ luật tố tụng dân sự, quy định nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Trường hợp tranh

13 Xem Nghị định 68/2013/NĐ-CP 14 Xem tại Khoản 8 Điều 2 Luật BHTG 15 Xem tại Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, thì Tịa án cấp huyện sẽ thành lập hội đồng xét xử vụ tranh chấp. Trường hợp tranh chấp vượt thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh thì Tịa Dân sự thuộc tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

2.1.2.4. Tổ chức BHTG

Tổ chức BHTG có vai trị rất quan trọng đối với sự ổn định phát triển kinh tế-xã hội góp phần trong việc bảo vệ người gửi tiền16. Nghị định số 89/1999/NĐ- CP17 là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về các nội dung cơ bản cho hoạt động BHTG ở Việt Nam. Để khắc phục những bất cập của quy định pháp luật BHTG hiện hành và nâng cao giá trị pháp lý của pháp luật BHTG nhằm bảo vệ người gửi tiền, ngày 18/06/2012, Quốc hội đã ban hành Luật BHTG bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

Bảo vệ quyền và lợi ích của NGT theo pháp luật, góp phần giúp cho hệ thống ngân hàng ổn định, phát triển an toàn và lành mạnh.

Luật BHTG xác định rõ trách nhiệm của NHNN trước Chính phủ về việc quản lý BHTG. Cụ thể, nhiệm vụ của NHNN bao gồm: Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHTG; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển BHTG; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHTG; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tham gia tổ chức quốc tế về BHTG của tổ chức BHTG; ký kết thỏa thuận quốc tế hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về BHTG. Đối tượng được BHTG là cá nhân, khơng phải là hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Loại tiền được BHTG là Việt Nam đồng, không phải là ngoại tệ.

Tổ chức BHTG phải là là tổ chức tài chính Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức BHTG là pháp nhân, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.

Nhằm tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả của hệ thống BHTG. Theo điều 31 Luật BHTG, tổ chức BHTG được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN. Tổ chức BHTG không

16 Bảo hiểm tiền gửi, quyền lợi của người gửi tiền, nguồn tại http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=312&cid=69 17 Xem tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP

được mở tài khoản và gửi tiền tại TCTD Nhà nước. BHTG là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó ít có tổ chức bảo hiểm thương mại nào dám kinh doanh loại hình bảo hiểm này. Vì thế, Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức BHTG để bảo vệ người gửi tiền. Theo khoản 1 Điều 29 Luật BHTG 2012, “Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ” nhằm bảo vệ người gửi tiền. NGT là đối tượng rất dễ gặp rủi ro vì khả năng tự bảo vệ mình rất thấp, lý do khả năng bảo vệ thấp vì rủi ro của NGT phụ thuộc vào rủi ro của ngân hàng thương mại (rủi ro về nhân sự, rủi ro về đạo đức nghề nghiệp, rủi ro về khả năng thanh khoản,…). Chính vì thế, người được bảo hiểm tiền gửi không phải là NHTM là đối tượng bắt buộc tham gia mua bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. Người được bảo vệ quyền lợi ở đây là đối tượng cá nhân gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại.

2.2 Đánh giá thực trạng bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)