Yêu cầu về công bố thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về công bố thông tin

2.1.2 Yêu cầu về công bố thông tin

Yêu cầu công bố thông tin trong chuẩn mực kế tốn

Theo IFRS Framework - khn mẫu lý thuyết theo chuẩn mực quốc tế có 4 tính chất quan trọng của thơng tin kế tốn được u cầu phải thể hiện là:

Tính có thể hiểu được (Understandability): người lập báo cáo tài chính giả

định rằng người sử dụng có một kiến thức nhất định về kinh doanh, các hoạt động kinh tế và kế tốn. Tuy nhiên khơng có nghĩa là các thơng tin phức tạp nhưng thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng lại có thể khơng trình bày trên báo cáo tài chính với lý do là chúng được cho là quá khó hiểu đối với người sử dụng.

Tính thích hợp (Relevance): thơng tin thích hợp là khi nó ảnh hưởng đến quyết định của người dùng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hay điều chỉnh các đánh giá trong quá khứ của họ. Thơng tin thích hợp chịu ảnh hưởng bởi bản chất và tính trọng yếu của nó.

Trong một vài trường hợp, chỉ riêng bản chất cũng đủ để xác định tính thích hợp của chúng. Ví dụ: báo cáo của một đơn vị thành viên có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro và cơ hội mà đơn vị đang đối mặt mà khơng cần xét đến tính trọng yếu của kết quả đạt được của đơn vị thành viên đó trong kỳ báo cáo. Trong các trường hợp khác, cả bản chất và mức trọng yếu của thông tin đều quan trọng. Ví dụ: giá trị của mỗi loại hàng hố tồn kho chủ yếu đều quan trọng đối với doanh nghiệp.

Thông tin được xem là trọng yếu, nếu thiếu hay sai lệch thơng tin có thể ảnh hưởng đến người sử dụng khi họ dựa trên báo cáo tài chính để ra quyết định. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục hay sai sót được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể.

Tính đáng tin cậy (Reliability): thông tin đáng tin cậy là thơng tin khơng chứa

đựng các sai sót hay chênh lệch trọng yếu và được trình bày trung thực. Để đạt được điều này, thông tin cần phải được:

- Trình bày trung thực: trình bày các sự kiện, nghiệp vụ theo đúng nội dung xảy ra hay dự đoán hợp lý. Phần lớn các thơng tin tài chính có thể được trình bày thiếu trung thực khơng phải vì chênh lệch mà do khó khăn trong việc xác định nghiệp vụ hay sự kiện cũng như đo lường giá trị của nghiệp vụ.

- Tôn trọng nội dung hơn hình thức: các nghiệp vụ hay sự kiện phải được tính

tốn và trình bày theo nội dung và tính chất kinh tế chứ khơng phải đơn thuần theo hình thức pháp lý. Nội dung và hình thức pháp lý không phải lúc nào cũng nhất quán.

- Khách quan: thơng tin được trình bày phải khách quan, khơng bị xun tạc, khơng được trình bày nhằm để đạt được kết quả đã được xác định trước.

- Thận trọng: là việc cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc

thận trọng không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập hay khai khống chi phí. - Đầy đủ: thơng tin trình bày trên BCTC phải đầy đủ trong giới hạn của tính trọng yếu và chi phí. Việc thiếu thơng tin có thể dẫn đến thơng tin sai lệch hay chệch hướng và thơng tin có thể trở nên khơng đáng tin cậy hay khơng thích hợp.

Tính có thể so sánh được (Comparability): thơng tin phải trình bày để người

sử dụng có thể so sánh các báo cáo tài chính của đơn vị trong một khoảng thời gian nhằm xác định xu hướng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị khác nhau với nhau nhằm so sánh đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính của các bên.

Theo chuẩn mực kế toán VAS, Chuẩn mực 01: Chuẩn mực chung, quy định rõ các yêu cầu cơ bản đối với kế toán phải trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh được.

- Trung thực: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Khách quan: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo

đúng với thực tế, khơng bị xun tạc, khơng bị bóp méo.

- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế tốn

phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

- Kịp thời: các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp

thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

- Dễ hiểu: các thông tin và số liệu kế tốn trình bày trong BCTC phải rõ ràng,

dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế tài chính, kế tốn ở mức trung bình. Thơng tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

- Có thể so sánh: các thơng tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một

doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi chúng được tính tốn và trình bày nhất qn. Trường hợp khơng nhất qn thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thơng tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin kế hoạch, dự tốn.

u cầu cơng bố thơng tin đối với công ty niêm yết

Theo Chuẩn mực 01: Chuẩn mực chung cũng quy định rõ các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình

tài chính trong bảng cân đối kế toán là: “Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu”. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong áo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là: “Doanh thu, Thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh

doanh”.

Đối với cơng ty niêm yết, áp lực công bố thông tin tăng lên nhiều lần khi mà đối tượng chủ sở hữu được mở rộng, khoảng cách giữa chủ sở hữu và quản lý trở nên lớn hơn. Nhu cầu tìm hiểu thơng tin khơng chỉ riêng chủ sở hữu mà cịn là các nhà đầu tư. Chính vì vậy, u cầu cơng bố thông tin đặt ra cho các công ty niêm yết luôn chặt chẽ và đầy đủ hơn so với các công ty khác. Các quy định này nhằm ngăn chặn việc che giấu thông tin hay công bố thông tin thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng thông tin và cũng để duy trì một cơ chế giám sát có hiệu quả từ các bên có liên quan và cơng chúng đầu tư đối với hoạt động của các công ty niêm yết. Việc cơng bố thơng tin chính xác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo lập và duy trì niềm tin của cơng chúng đầu tư đối với các công ty niêm yết.

Hầu hết các nghiên cứu về công bố thông tin trước đây đều đưa ra một hệ thống các chỉ mục thông tin để dựa vào đó đo lường. Tuy nhiên, giữa các hệ thống này có sự khác biệt đáng kể. Ngồi ngun nhân khách quan như sự khác nhau về thời điểm, đặc điểm cơng bố từng quốc gia hạn chế tính chủ quan này, nghiên cứu dự kiến xây dựng hệ thống chỉ mục công bố thông tin dựa theo yêu cầu về công bố trong các văn bản pháp luật một cách chặt chẽ nhất. Cụ thể:

- Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006. - Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

- Hệ thống 25 chuẩn mực kế toán Việt Nam: Chuẩn mực 01-Chuẩn mực chung; Chuẩn mực 02-Hàng tồn kho; Chuẩn mực 03-Tài sản cố định hữu hình; Chuẩn mực 04-Tài sản cố định vơ hình; Chuẩn mực 05-Bất động sản đầu tư; Chuẩn mực 06-Thuê tài sản; Chuẩn mực 07-Kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết; Chuẩn mực 08- Thơng tin tài chính và những khoản góp vốn liên doanh; Chuẩn mực 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái; Chuẩn mực 11-Hợp nhất kinh doanh; Chuẩn mực 14- Doanh thu và thu nhập khác; Chuẩn mực 15-Hợp đồng xây dựng; Chuẩn mực 16-Chi phí đi vay; Chuẩn mực 17-Thuế thu nhập doanh nghiệp; Chuẩn mực 18-Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng; Chuẩn mực 19-Hợp đồng bảo hiểm; Chuẩn mực 21 -

Trình bày báo cáo tài chính; Chuẩn mực 23-Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Chuẩn mực 24-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Chuẩn mực 25-Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn khoản đầu tư vào cơng ty con Chuẩn mực 26-Thông tin về các bên liên quan; Chuẩn mực 27-Báo cáo tài chính giữa niên độ; Chuẩn mực 28-Báo cáo bộ phận; Chuẩn mực 29-Thay đổi chính sách kế tốn ước tính; Chuẩn mực 30-Lãi trên cổ phiếu.

- Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 về hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thơng tin đối với cơng cụ tài chính.

- Thơng tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 về hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Trong đó, việc cơng bố thơng tin của các cơng ty niêm yết yêu cầu phải đảm bảo tính “đầy đủ, chính xác và kịp thời” theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như sự phát triển bền vững của thị trường và đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nước, Luật Chứng khốn u cầu một sự cơng bố thông tư cao hơn, phải do Giám Đốc hoặc người được uỷ quyền thực hiện và phải chịu trách nhiệm về nội dung được công bố. Cụ thể như sau:

- Tính đầy đủ thể hiện ở các quy định cụ thể về thể loại, nội dung và hình thức công bố, cả thông tin công bố thường niên và bất thường có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng.

- Tính chính xác là các thơng tin được công bố phải là các thông tin trung thực, khách quan và đáng tin cậy. Việc CBTT phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền công bố thực hiện.

- Yêu cầu về tính kịp thời của các thơng tin khơng chỉ mang tính tự nguyện mà cịn là mang tính bắt buộc vì trong thị trường chứng khốn, mọi sự chậm trễ có thể làm thơng tin mất đi hoặc giảm phần lớn tác dụng. Việc quy định chặt chẽ thời gian tối đa để CBTT trong từng trường hợp, chẳng hạn như trong CBTT định kỳ, các CTNY phải cung cấp BCTC năm đã được kiểm toán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán, điều này thể hiện yêu cầu về tính kịp thời cao.

các thơng tin trên thị trường chứng khốn thơng qua một người đại diện theo pháp luật hoặc một cá nhân là người được ủy quyền.

- Nhà đầu tư là cá nhân tự thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc ủy quyền cho một tổ chức, một cá nhân khác thực hiện nghĩa vụ công khai thông tin. Nhà đầu tư nước ngồi báo cáo và cơng bố thông tin theo quy định của thơng tư 155/2015/TT- BTC và pháp luật chứng khốn hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Việc thơng báo thơng tin của quỹ đại chúng, cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng do công ty quản lý quỹ thực hiện.

- Công bố thông tin định kỳ: công ty định kỳ cơng bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm tốn; cơng bố thông tin về họp Đại hội đồng cổ đông thường niên; thông tin về hoạt động chào bán và báo cáo sử dụng vốn, về tỷ lệ sở hữu nước ngồi.

- Cơng bố thông tin bất thường: công ty phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

 Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại.

 Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh.

 Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

 Công bố thông tin của các cơng ty chứng khốn về Đại hội đồng cổ đông bất thường hoặc thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đơng dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Công ty phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục (nếu có).

 Cơng bố thơng tin liên quan đến ngày đăng ký cuối cùng thực hiện 13 quyền cho cổ đông hiện hữu.

- Công bố thông tin theo yêu cầu: trong các trường hợp công ty đại chúng phải cơng khai thơng tin trong vịng 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, SGDCK nơi CTNY, đăng ký giao dịch:

 Khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cần cơng bố thơng tin.

 Có thơng tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khốn và cần phải xác nhận thơng tin đó.

- Nội dung thông báo công bố theo yêu cầu phải nêu rõ sự kiện được UBCKNN, SGDCK yêu cầu công bố; nguyên nhân và đánh giá của công ty về tính xác thực của sự kiện đó, giải pháp khắc phục (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)