Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Các lý thuyết nền liên quan đến công bố thông tin

2.2.7 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đến năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof (1970), Michael Spence (1973) và Jose Stiglitz (1976) đã được nhận giải Nobel kinh tế cho những nỗ lực nghiên cứu của lý thuyết về thông tin bất cân xứng.

Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông tin bất cân xứng đã đưa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng như sau: “Thông tin bất

cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin

riêng hoặc có nhiều thơng tin cơng bố hơn về một cơng ty so với các nhà đầu tư cịn lại” (Kyle, 1985). Nói cách khác, thơng tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và

người bán có các thơng tin khác nhau.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, người ta gặp phải hàng loạt các vấn đề cần lý giải như tại sao ở một số quốc gia, ngân hàng lại áp dụng lãi suất cho vay lại cao gấp 2 đến 3 lần mức bình thường đối với một số doanh nghiệp? Tại sao các công ty lại chấp nhận bỏ ra hàng tỷ đồng vào các chiến dịch quảng cáo?, những câu hỏi thuộc những lĩnh vực khác nhau nhưng đều phản ảnh một hiện tượng phổ biến mà Akerlof đã chỉ ra trong bài viết có tựa đề “Thị trường trái chanh” (Akerlof, 1970), trong đó ơng lý luận rằng: trong hai bên tham gia giao dịch, một bên thường có nhiều thơng tin hơn bên kia. Đó chính là hiện tượng thông tin bất cân xứng.

Tiếp theo Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phục tình trạng thơng tin bất cân xứng bằng cơ chế phát tín hiệu: bên có nhiều thơng tin có thể phát tín hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thơng tin. Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm có chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém so với người bán hàng hóa có chất lượng thấp. Ví dụ của việc phát tín

hiệu thị trường là việc các cơng ty, tập đồn nổi tiếng thường triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm tin cậy cho khách hàng để phát tín hiệu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Các CTNY duy trì tỷ lệ cổ tức chi trả bằng tiền mặt cao và ổn định để phát tín hiệu về khả năng quản lý dòng tiền mạnh và hiệu quả hoạt động của mình.

Trải qua hơn hai thập kỉ, lý thuyết về thị trường có thơng tin bất cân xứng của các tác giả George Akerlof, Michael Spence, Joseph Stiglitz và các cộng sự đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại với hàng loạt ứng dụng đã được đưa vào thử nghiệm không chỉ đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)