Kết quả phân tích mơ hình hồi quy đa biến lần hai – HNX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 93)

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients

t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) .752 .013 57.917 .000

Khanangthanhtoan .003 .001 .294 2.576 .012 .992 1.009

Congtykiemtoan .024 .014 .199 1.748 .085 .992 1.009

a. Dependent Variable: CBTT

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ bảng 4.10 cho thấy nhân tố cơng ty kiểm tốn cũng khơng ảnh hưởng đến mức độ CBTT (Sig > 0,05). Nên sau khi loại biến cơng ty kiểm tốn, tác giả phân tích hồi quy đơn biến khả năng thanh tốn với biến mức độ CBTT, để xem nhân tố này có ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Hà Nội.

Bảng 4.11: Kết quả phân tích mơ hình hồi quy đơn biến - HNX

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients

t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error

Beta Tolerance VIF

1 (Constant)

.764 .011 68.323 .000

Khanangthanhtoan .003 .001 .312 2.708 .009 1.000 1.000

a. Dependent Variable: CBTT

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mơ hình hồi quy tuyến tính đơn biến – HNX

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .312a .097 .084 .05787 .097 7.333 1 68 .009 1.770

a. Predictors: (Constant), Khanangthanhtoan b. Dependent Variable: CBTT

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến từ bảng 4.11 và bảng 4.12 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,084 nghĩa là biến khả năng thanh tốn trong mơ hình chỉ ảnh hưởng 8,4% tới biến mức độ CBTT và phương trình mơ hình hồi quy tuyến tính đơn biến của nhân tố khả năng thanh toán ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Hà Nội như sau:

Y = 0,003*X3 + 0,764 hoặc Mức độ CBTT = 0,003*Khả năng thanh toán + 0,764

4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Như vậy, theo kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến thì 5 nhân tố: TLTV không điều hành trong HĐQT (β = 0,267), công ty kiểm tốn (β = 0,04), quy mơ cơng ty (β = 0,017), khả năng thanh toán (β = 0,003), TLSH vốn cổ đơng nước ngồi (β = 0,001) có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trong BCTN. Tức là khi các nhân tố này càng lớn thì mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam càng cao và ngược lại. Tác giả tổng hợp tác động của 5 nhân tố trong mơ hình theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp:

Bảng 4.13 Tổng hợp tác động của các nhân tố trong mơ hình

STT Nhân tố Hệ số Beta Tác động

1 TLTV không điều hành trong HĐQT 0,267 Thuận chiều

2 Cơng ty kiểm tốn 0,040 Thuận chiều

3 Quy mô công ty 0,017 Thuận chiều

4 Khả năng thanh toán 0,003 Thuận chiều

5 TLSH vốn cổ đơng nước ngồi 0,001 Thuận chiều

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành có ảnh hưởng thuận chiều

đến mức độ CBTT, do vậy giả thuyết H10 (chương 3) được chấp nhận. Các CTNY

ngành hàng tiêu dùng có TLTV khơng điều hành trong HĐQT càng cao thì mức độ CBTT càng cao và ngược lại. Vì điều này sẽ giúp các công ty nâng cao chất lượng CBTT và làm giảm việc tư lợi của nhà quản trị cấp cao từ thông không được công bố. Kết quả này phù hợp với lý thuyết được đặt ra trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) và kết quả nghiên cứu của Chen và Jaggi (2000), Haniffa và Cooke (2002).

Cơng ty kiểm tốn có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT, do vậy giả thuyết H9 (chương 3) được chấp nhận. Các CTNY ngành hàng tiêu dùng thuê kiểm toán bởi một trong các cơng ty kiểm tốn lớn thuộc nhóm Big Four thì sẽ có mức độ CBTT cao hơn các CTNY ngành hàng tiêu dùng được kiểm tốn bởi các cơng ty khác. Vì các cơng ty kiểm tốn lớn có xu hướng đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc kiểm tốn TTTC, cơng ty kiểm toán lớn để bảo vệ uy tín sẽ u cầu các cơng ty được kiểm tốn phải cơng bố đầy đủ thơng tin hơn dù đó là thơng tin xấu. Cịn các cơng ty kiểm tốn nhỏ để làm vừa lịng khách hàng có thể không đặt chất lượng CBTT lên hàng đầu. Điều này là một cách phát tín hiệu từ CTNY đến các nhà đầu tư và cho thấy tính minh bạch, khách quan, trung thực và chính xác trong việc CBTT. Kết quả này phù hợp với lý thuyết được đặt ra trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) và kết quả nghiên cứu của Bhayani (2012), Nguyễn Thị Thanh Phương (2013).

Quy mô công ty có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT, do vậy giả thuyết H1 (chương 3) được chấp nhận. Các CTNY ngành hàng tiêu dùng có quy mơ càng lớn thì mức độ CBTT càng cao. Vì các cơng ty có tài sản lớn và nhiều cổ đơng

(cổ đơng lớn, cổ đơng nước ngồi) do đó áp lực về cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư cao nên các công ty sẽ phải CBTT chi tiết hơn. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2013), Mohamed Moustafa Soliman (2013), Huỳnh Thị Vân (2013), Nguyễn Thị Thanh Phương (2013), Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018).

Khả năng thanh tốn có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT, do vậy giả thuyết H3 (chương 3) được chấp nhận. Các CTNY ngành hàng tiêu dùng có khả năng thanh tốn càng cao thì mức độ CBTT càng cao. Vì các CTNY ngành hàng tiêu dùng đó tự tin về năng lực tài chính của cơng ty nên sẽ chủ động chia sẻ thông tin nhiều hơn để thu hút nhà đầu tư. Còn các CTNY ngành hàng tiêu dùng có khả năng thanh tốn thấp sẽ hạn chế trong việc CBTT để che giấu những yếu kém của công ty. Kết quả này phù hợp với lý thuyết được đặt ra trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) và kết quả nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2013), Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014).

Tỷ lệ sở hữu vốn cổ đơng nước ngồi có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT, do vậy giả thuyết H8 (chương 3) được chấp nhận. Các CTNY ngành hàng tiêu dùng có TLSH vốn cổ đơng nước ngồi càng cao thì mức độ CBTT càng cao. Vì ngồi việc trình bày thơng tin kế toán theo VAS, các CTNY ngành hàng tiêu dùng cịn phải trình bày theo IFRS như yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, nên sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của của Haniffa và Cooke (2002), Sartawi và cộng sự (2012), Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015).

Ngoài ra, tác giả cịn thực hiện thêm phân tích hồi quy tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK TP. HCM và SGDCK Hà Nội thì kết quả cho thấy các nhân tố TLTV không điều hành trong HĐQT, cơng ty kiểm tốn, khả năng thanh tốn, TLSH vốn cổ đơng nước ngồi có mối quan hệ thuận chiều với mức độ CBTT trên SGDCK TP. HCM, trên SGDCK Hà Nội chỉ tìm thấy nhân tố khả năng thanh tốn có mối quan hệ thuận chiều với mức độ CBTT. Và khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa nhân tố quy mô công ty với mức độ CBTT trên SGDCK TP. HCM và SGDCK Hà Nội, điều này có thể là do kích thước mẫu khảo sát trên từng SGDCK không đủ lớn.

Bảng 4.14: Tổng hợp tác động của các nhân tố ảnh hưởng

đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên

SGDCK TP. HCM và SGDCK Hà Nội

STT Nhân tố Tác động

HSX HNX

1 TLTV không điều hành trong HĐQT Thuận chiều -

2 Cơng ty kiểm tốn Thuận chiều -

3 Quy mô công ty - -

4 Khả năng thanh toán Thuận chiều Thuận chiều

5 TLSH vốn cổ đơng nước ngồi Thuận chiều -

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Mặt khác, đề tài nghiên cứu của tác giả có nội dung nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) về tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam năm 2015, nên tác giả sẽ tổng hợp nội dung, quá trình thực hiện và kết quả nghiên cứu của hai bài nghiên cứu để so sánh, xem xét sự thay đổi của nghiên cứu thực nghiệm trong mỗi giai đoạn.

Bảng 4.15: Tổng hợp và so sánh nội dung nghiên cứu của tác giả với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018)

Nghiên cứu của tác giả

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) Tên đề tài

nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ

CBTT trên BCTN của các CTNY trên SGDCK Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ

CBTT của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam

Mục tiêu

nghiên cứu Xác các nhân tố đến mức độ CBTT trong định và đo lường tác động của BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam.

Xác định và đo lường tác động của các

nhân tố đến mức độ CBTT của các

CTNY ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Phân tích hồi quy đa biến các nhân tố

đến mức độ CBTT chung của các

CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam, SGDCK TP. HCM, SGDCK Hà Nội.

Phân tích hồi quy đa biến các nhân tố

đến mức độ CBTT bắt buộc, mức độ

CBTT tự nguyện, mức độ CBTT chung của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam.

Phạm vi và thời gian nghiên cứu

BCTN 2018 của 70 CTNY trên HSX

Các nhân tố

Quy mô doanh nghiệp Số năm niêm yết Khả năng thanh toán Tài sản cố định Khả năng sinh lời

Đòn bẩy tài chính

Cơng ty kiểm tốn

TLTV khơng điều hành trong HĐQT TLSH vốn cổ đông lớn

TLSH vốn nước ngồi

Quy mơ doanh nghiệp Số năm niêm yết Khả năng thanh toán Tài sản cố định Khả năng sinh lời

Địn bẩy tài chính

Cơng ty kiểm tốn

TLTV không điều hành trong HĐQT Chủ tịch HĐQT không là giám đốc điều hành Lựa chọn chỉ mục CBTT trên cở sở pháp luật Luật kế toán 88/2015/QH13 Luật chứng khoán 70/2006/QH11 TT210/2009/TT-BTC TT200/2014/TT-BCT Luật kế toán 03/2003/QH11 Luật chứng khoán 70/2006/QH11 TT210/2009/TT-BTC TT200/2014/TT-BCT Nội dung chỉ mục đo lường mức độ CBTT CBTT tài chính trên BCTN (39 chỉ mục)

CBTT cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (26 chỉ mục).

CBTT cấu trúc HĐQT (35 chỉ mục).

CBTT tài chính trên BCTN, BCTC – Thơng tin bắt buộc (149 chỉ mục). CBTT tự nguyện (16 chỉ mục). Đánh giá mức độ CBTT Mức độ CBTT trung bình là 81,2%, trong đó: Mức độ CBTT trên HSX đạt 83,59% Mức độ CBTT trên HSX đạt 78,81% Mức độ CBTT trung bình là 81,2%, trong đó: Mức độ CBTT bắt buộc đạt 86,1% Mức độ CBTT tự nguyện đạt 41% Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT

Quy mô công ty, khả năng thanh tốn, TLSH vốn cổ đơng nước ngồi, cơng ty kiểm tốn, TLTV khơng điều hành trong HĐQT có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT trên

SGDCK Việt Nam.

Khả năng thanh toán, TLSH vốn cổ

đông nước ngồi, cơng ty kiểm tốn,

TLTV khơng điều hành trong HĐQT có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT trên HSX.

Khả năng thanh tốn có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT trên

HNX.

Quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT.

Khả năng thanh tốn, cơng ty kiểm tốn có ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ

CBTT.

Kết luận

chung Từ năm 2015 đến năm 2018, mức độ CBTT trung bình của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam khơng thay đổi (81,2%), nhưng trên HSX có sự cải thiện trong việc CBTT, mức độ CBTT đạt được 83,59%. Các nhân tố

ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT ngồi nhân tố quy mơ cơng ty thì các

nhân khả năng thanh tốn, cơng ty kiểm toán, TLSH vốn cổ đơng nước ngồi,

TLTV khơng điều hành trong HĐQT cũng ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ

CBTT.

Điều này có thể được giải thích là do sự thay đổi của văn bản pháp luật – sự

thay đổi trong Luật kế toán (BCTN phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác, kịp thời; Khuyến khích lập nhiều hệ thống kế tốn; Kiểm tra, kiểm soát nội dung nhiều lần trong năm khi kết quả kiểm tra trước đó có sai sót.)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan và mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để xác định và đo lường tác động các nhân tố tác động đến mức độ CBTT. Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy có mối quan hệ ảnh hưởng thuận chiều của các nhân tố: “Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT; Công ty kiểm tốn; Quy mơ

công ty; Khả năng thanh tốn; Tỷ lệ sở hữu vốn cổ đơng nước ngoài” đến “Mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng” trên SGDCK Việt Nam.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Nghiên cứu đã đánh giá mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam là chưa cao, mức độ CBTT đạt được là 81,2%. Trong đó, mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Hà Nội là 78,81% còn khá thấp. Điều này cho thấy còn một số các CTNY ngành hàng tiêu dùng chưa quan tâm đúng mức đến việc CBTT cho các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư.

Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ ảnh hưởng thuận chiều của các nhân tố “Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT; Công ty kiểm tốn; Quy mơ

cơng ty; Khả năng thanh tốn; Tỷ lệ sở hữu vốn cổ đơng nước ngồi” đến “Mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng” trên SGDCK Việt Nam.

Theo kết quả nghiên cứu trên, khi quyết định đầu tư vào các CTNY ngành tiêu dùng, các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm thời gian hơn bằng cách lựa chọn những cơng ty có:

“Quy mô công ty lớn, Khả năng thanh tốn cao, Cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big Four, Tỷ lệ sở hữu vốn cổ đơng nước ngồi cao, Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao”.

Tương tự, các bên quan có liên quan như các sở giao dịch chứng khoán, cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng thực hiện tăng cường quản lý và giám sát hoạt động đối với các cơng ty có: “Quy mơ nhỏ, Khả năng thanh tốn thấp, Cơng ty kiểm tốn khơng

thuộc nhóm Big Four, Tỷ lệ sở hữu vốn cổ đơng nước ngồi thấp, Tỷ lệ thành viên

HĐQT độc lập thấp”. Và là bằng chứng định lượng có ý nghĩa cho các CTNY ngành

hàng tiêu dùng cải thiện việc CBTT để nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh trên TTCK Việt Nam.

5.2 Kiến nghị

CBTT là một việc làm có ý nghĩa lớn đối với nhà đầu tư, các tổ chức quản lý, điều hành thị trường chứng khốn và với chính các chủ thể phát hành chứng khốn là cơng ty niêm yết, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khốn phát triển hiệu quả, lành mạnh. Qua phân tích các nhân tố, nghiên cứu đã tìm hiểu và đánh giá những bất cập về việc công bố thông tin của các công ty ngành tiêu dùng trên TTCK Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất, kiến nghị về chính sách trong việc tăng cường công bố thông tin và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với các công ty ngành tiêu dùng trên

TTCK Việt Nam.

5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Đối với Ủy ban chứng khoán và Bộ Tài chính

Ban hành các quy định bắt buộc các cơng ty cổ phần nói chung và các CTĐC chưa niêm yết vừa và nhỏ nói riêng thực hiện chế độ kiểm tốn và cơng khai hóa thơng tin. Nhằm khắc phục và tránh được sự khác biệt trong cơ chế quản lý giữa các CTNY và CTĐC chưa niêm yết, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia TTCK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 93)