Đo lường mức độ công bố thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về công bố thông tin

2.1.3 Đo lường mức độ công bố thông tin

Đo lường mức độ công bố thông tin

Trong các nghiên cứu về CBTT, một trong những hạn chế thường hay bị bắt gặp là sự đo lường quy mô của việc công bố (Healy and Palepu, 2001). Các lý thuyết hiện có chấp nhận một sự đa dạng các cách tiếp cận về đo lường CBTT. Một số nghiên cứu chấp nhận một bức tranh định tính về các phân tích tài liệu và phân tích thuộc về ngôn ngữ, việc sử dụng các chỉ số công bố đã được khái quát hoá trong nghiên cứu. Theo Beattie, McInnes và Feamley (2004), để đo lường việc công bố có thể kể đến hai cách tiếp cận khác nhau đó là loại chủ quan và nửa khách quan.

Loại chủ quan hướng về những phân tích xếp loại các công ty theo số lượng thông tin được công bố. Các loại thang đo dùng cho loại chủ quan được đưa ra bởi tổ chức AIMR hay bởi một trong ba cơng ty đánh giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay là công ty S&P. Các nghiên cứu nửa khách quan bao gồm việc sử dụng các cơng cụ như phân tích nội dung chun sâu, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu ngôn ngữ và các chỉ số cơng bố.

Tuy nhiên tính chủ quan của các nhà nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến giá trị của nghiên cứu. Do đó các phương pháp khách quan hơn dần dần phát triển để vượt qua những hạn chế của loại chủ quan. Để đo lường CBTT, các nhà nghiên cứu đã dùng một cách mới là liệt kê tất cả các mục, các nhóm dữ liệu được công bố như một số các từ hay câu bao gồm trong báo cáo các thơng tin tài chính (Marston và Shrives, 1991). Việc dùng các câu như là một đơn vị để phân tích đã trở nên phổ biến (Entwistle, 1999). Mặc định rằng một mức độ cao hơn về chất lượng thông tin tốt hơn hoặc minh bạch hơn được đưa đến bởi số câu chứa thông tin hiện hành được công bố nhiều hơn.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ nhân tập trung vào các CTNY ở các nước đang phát triển. Hầu hết các chỉ số được sử dụng trong các lý thuyết công bố thực nghiệm cân nhắc đến phạm vi (hay độ bao phủ) như một sự đại diện cho chất lượng thông tin. Các mục thông tin được đo lường trong các biến giả,

nếu được cơng bố thì nhận giá trị 1 hay ngược lại thì nhận giá trị 0. Tuy nhiên cũng có khi các mục dữ liệu được định giá trị theo bản chất của thông tin, thơng tin nào định lượng được thì có giá trị cao hơn thông tin không định lượng được trong nghiên cứu. Chúng được cân đo trong sự phù hợp với các thơng tin quan trọng có liên quan khác, mặc dù khơng có sự thống nhất về lợi ích của việc đo lường này.

Đo lường mức độ CBTT đóng vai trị quan trọng trong các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn. CBTT là khái niệm trừu tượng do khơng có một đặc trưng nổi bật để có thể sử dụng cho việc đo lường chất lượng hay mức độ CBTT. Để phục vụ cho việc đo lường đánh giá về mức độ CBTT và cũng để định hướng cho việc CBTT trong tương lai, cần thiết phải vạch ra một chuẩn mực tin cậy về CBTT. Điều này góp phần làm giảm đi sự thiếu hiệu quả của thị trường vốn, giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa công ty và đối tượng sử dụng thơng tin bên ngồi công ty (Adina và Ion, 2008).

Để đo lường mức độ CBTT, các nhà nghiên cứu trước đây đã chọn một trong ba cách: cách thứ nhất là thuật toán dựa vào cơ sở dữ liệu điều tra của AIMR hoặc FAF;

cách thứ hai là dựa vào dự báo của quản trị công ty; cách thứ ba là tự đo lường. Tuy

nhiên, mỗi cách đều có một hạn chế nhất định. Để lượng hố chính xác mức độ CBTT trong BCTC, các nghiên cứu đã được thực hiện đi qua hai bước cơ bản:

Trước tiên các nhà nghiên cứu xây dựng một thang chuẩn đã được thực hiện trong các nghiên cứu đi trước khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu công bố của mỗi quốc gia, trình độ phát triển thị trường vốn và nhận định chủ quan của nhà nghiên cứu. Vấn

đề này đã được Yuan Dinh, Linghui Fu, Herve Stolowy và Huiwen Wang (2006)

thống kê trong nghiên cứu: “Disclosure and determinants studies: An extension using

the divisive clustering method”. Số chỉ mục thông tin được lựa chọn để nghiên cứu khơng giống nhau mặc dù có thể các nghiên cứu cùng hướng đến một đối tượng như thông tin cơng bố là tự nguyện hay bắt buộc thì số chỉ mục cũng có sự khác biệt lớn.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu dùng thang chuẩn đã xây dựng để mã hố từng chỉ mục thơng tin trong mỗi quan sát. Việc đo lường hay mã hoá theo thang chuẩn được xây dựng cũng tồn tại những cách tiếp cận khác nhau. Thơng thường, có ba phương án được tiếp cận để đo lường, đó là đo lường khơng trọng số, đo lường có trọng số và đo lường hỗn hợp.

Dựa vào thang chuẩn đã được xây dựng, các mục thông tin nếu được công bố sẽ được gán giá trị 1, nếu thơng tin có phát sinh mà khơng được công bố sẽ được gán giá trị 0, cịn nếu thơng tin đó khơng phát sinh thì sẽ khơng được gán giá trị. Theo đó, các chỉ mục thông tin được theo dõi ở giác độ có cơng bố hay khơng và ngầm định mỗi chỉ mục có vai trị ngang nhau trong đánh giá. Các tác giả Wallace (1994), Cooke (1992), Ameh và Nicholls (1994), Owusu-Anash (1998), ... đã sử dụng cách tiếp cận này trong các nghiên cứu của họ.

Đo lường có trọng số

Khác với phương pháp đo lường không trọng số, phương pháp này yêu cầu các mục thông tin được chọn lọc cùng với việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chỉ mục là thấp hay cao. Từ đó, một hệ thống trọng số phản ánh mức độ quan trọng của từng thông tin được xây dựng song song với hệ thống chỉ mục thông tin được chọn lọc trong thang chuẩn. Việc đo lường được thực hiện như là đo lường không trọng số nhưng sau khi được gán giá trị, chúng lại được nhân với trọng số đã được xây dựng trước đó. Các tác giả Singhvi và Desai (1971), Barret (1977), Marston (1986) đã sử dụng cách tiếp cận này.

Đo lường hỗn hợp

Là sự kết hợp cả hai phương pháp đo lường có trọng số và khơng trọng số như trong nghiên cứu của Fracisco, Maria và Marco (2009): “Thiết kế các chỉ số cơng bố:

có hay khơng sự khác biệt?”. Mỗi chỉ số xây dựng dựa trên phương pháp trọng số

như chỉ số SCI (Scope Citation Index) sẽ được gán là 0 nếu không được công bố; được gán là 0.5 nếu cơng bố là định tính, được gán là 1 nếu công bố là định lượng và phương pháp không trọng số cho các chỉ số tài chính như chỉ số COV (coverage dimension), ESM (economic sign and measure index), OLT (outlook profile index),....

Tuy nhiên, hạn chế lớn khi sử ụng phương pháp đo lường có trọng số và đo lường hỗn hợp là mỗi cá nhân khi nghiên cứu sẽ có những quan điểm khác nhau khi đánh giá trọng số của mỗi khoản mục thông tin làm cho kết quả nghiên cứu mang tính chủ quan cao nên dễ cho ra những kết quả khác biệt. Để hạn chế điều đó, nghiên cứu này tập trung vào đánh giá mức độ CBTT trong BCTN với những thông tin được quy định rõ ràng từ các văn bản pháp luật liên quan bằng phương pháp đo lường

không trọng số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)