CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Các lý thuyết nền liên quan đến công bố thông tin
2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện định nghĩa một mối quan hệ đại diện như một hợp đồng, theo đó một hay nhiều người cam kết với một người khác để thực hiện một vài dịch vụ nhân danh họ, nó bao hàm việc ủy thác một số quyền ra quyết định cho người đại diện (Jensen và Meckling, 1976). Lý thuyết này mô tả mối quan hệ giữa các bên của công ty như: giữa người quản lý và các cổ đông, giữa các cổ đông và chủ nợ. Nhà đầu tư ủy thác việc ra quyết định, chiến lược và điều hành hoạt động cho các nhà quản lý, còn nhà quản lý sẽ hành động và đưa ra quyết định tối đa hố giá trị cổ đơng và đảm bảo rằng các khoản nợ sẽ được hoàn trả cho các chủ nợ. Tuy nhiên, lý thuyết người đại diện cũng mơ tả các nhà quản lý có khả năng sử dụng các vị trí và quyền lực của họ để
đảm bảo lợi ích riêng của họ, có thể người đại diện không phải lúc nào cũng hành
động làm lợi nhất cho người đứng đầu, do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và kiểm
sốt cơng ty, vấn đề bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý và các cổ đông đã xảy ra vấn đề người đại diện. Điều này có thể sẽ gây ra sự lựa chọn bất lợi và các vấn đề ở khía cạnh đạo đức khác, bởi vì các nhà đầu tư ln hồi nghi rằng liệu các nhà quản lý có đang hành động vì lợi ích của cơng ty hay không. Khi hai bên, nhà đầu tư và người quản lý có mâu thuẫn về lợi ích thì chi phí đại diện sẽ xuất hiện. Nhà đầu tư phải trả chi phí giám sát để giám sát các hoạt động bất thường của người quản lý. Để đảm bảo các hành động và quyết định của người quản lý khơng gây hại đến lợi ích của cơng ty, người quản lý phải trả chi phí ràng buộc. Mâu thuẫn về lợi ích cũng tạo ra những mất mát phụ trội do phúc lợi khơng được tối đa hố. Tổng chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và mất mát phụ trội được gọi là chi phí đại diện vì chi phí này xuất phát từ mối quan hệ giữa nhà đầu tư và người quản lý (Jensen và Meckling,1976).
Lý thuyết đại diện cho rằng sự xung đột sẽ tăng lên khi có thơng tin khơng đầy đủ và không đối xứng giữa nhà đầu tư và người quản lý của cơng ty. Vấn đề này có thể
được hạn chế tối đa bằng cách cung cấp thêm thông tin. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT có quan hệ với lý thuyết đại diện là quy mô công ty, khả năng sinh lời, chủ thể kiểm toán, thành phần HĐQT, sở hữu cổ đơng nước ngồi. Chi phí đại diện phụ thuộc vào kích cỡ của doanh nghiệp (Rodriguez Pere, 2004). Vì vậy các công ty lớn thường công bố nhiều thông tin hơn để làm giảm chi phí này. Sự xung đột lợi ích có thể xảy ra khi thơng tin không đầy đủ, bất đối xứng, nên khi lợi nhuận cao, khả năng sinh lời cao cũng cần phải CBTT nhiều hơn để hạn chế xảy ra vấn đề này. Mặt khác, kiểm tốn độc lâp bên ngồi đóng một vai trò trong việc giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và nhà đầu tư. Ngoài ra, khi số thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng nhiều thì chi phí đại diện càng cao. Để hạn chế chi phí này, các nhà đầu tư thường yêu cầu các nhà quản lý phải CBTT nhiều hơn. Đặc biệt, do sự tách biệt về địa lý giữa nhà quản lý và các cổ đơng nước ngồi nên nhu cầu về thông tin cũng sẽ cao hơn từ các cổ đơng nước ngồi.