Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trên SGDCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 81 - 85)

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Quymocongty 140 13.20 16.81 14.8479 .72720 Sonamniemyet 140 1.00 18.00 8.7071 4.18888 Khanangthanhtoan 140 .50 27.45 7.8452 6.61082 Taisancodinh 140 .00 .78 .2472 .17035 Khanangsinhloi 140 -66.00 47.00 6.4071 10.76692 Donbaytaichinh 140 .02 .87 .4284 .21879 TLSHvoncodonglon 140 10.03 36.54 23.3012 7.88266 TLSHvoncodongnuocngoai 140 .00 53.44 12.5920 14.48321 Congtykiemtoan 140 .00 1.00 .5857 .49437 TLTVkhongdieuhanh trongHĐQT 140 .70 .98 .8104 .07128 CBTT 140 .69 .96 .8120 .06694 Valid N (listwise) 140

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Qua kết quả thống kê từ bảng 4.1 cho thấy mức độ CBTT tổng hợp trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng đạt trung bình là 0,8120 so với mức độ công bố

đầy đủ là 1, tức là tại SGDCK Việt Nam, mức độ CBTT bình quân của các CTNY

ngành hàng tiêu dùng chưa cao chỉ đạt 81,2%, cịn gần 18,8% các chỉ mục thơng tin cần thiết chưa được trình bày. Dao động giá trị biến phụ thuộc mức độ CBTT giữa các cơng ty có độ lệch chuẩn là 0,06694, giá trị lớn nhất là 0,96 và giá trị nhỏ nhất là 0,69 cho thấy mức độ CBTT đầy đủ cao nhất đạt 96% và thấp nhất là 69%, khoảng cách giá trị mức độ CBTT giữa các công ty là 6,694% nên mức độ CBTT giữa các CTNY có sự chênh lệch tương đối, hay nói cách khác, vẫn cịn tồn tại nhiều CTNY chưa CBTT đầy

đủ. Chẳng hạn, đó là những thông tin về các khoản mục trên BCTN, nhất là các khoản mục nằm ngồi bảng cân đối kế tốn, những thay đổi trong định giá các hợp đồng giao dịch trên thị trường, các dự án đầu tư. Với mức độ CBTT như trên thì có gần 18,8% thơng tin đang bị che dấu. Điều này là nguyên nhân dẫn đến mất tính nghiêm minh, chính xác và minh bạch của BCTN, dễ làm cho các đối tượng sử dụng BCTN có khả năng nhận định và phân tích số liệu bị nhầm.

Biến quy mơ cơng ty có giá trị trung bình là 14,8479; độ lệch chuẩn là 0,72720;

đạt giá trị lớn nhất là 16,81 và giá trị nhỏ nhất là 13,2; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 3,61. Biến số năm niêm yết có giá trị trung bình là 8,7071; độ lệch chuẩn là 4,18888; đạt giá trị lớn nhất là 18 và giá trị nhỏ nhất là 1; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 17. Biến khả năng thanh tốn có giá trị trung bình là 7,8452; độ lệch chuẩn là 6,61082; đạt giá trị lớn nhất là 27,45 và giá trị nhỏ nhất là 0,50; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 26,95. Biến tài sản cố định có giá trị trung bình là 0,2472; độ lệch chuẩn là 0,17035; đạt giá trị lớn nhất là 0,78 và giá trị nhỏ nhất là 0; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 0,78. Biến khả năng sinh lời có giá trị trung bình là 6,4071; độ lệch chuẩn là 10,76692; đạt giá trị

lớn nhất là 47 và giá trị nhỏ nhất là -66; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 113. Biến địn bẩy tài chính có giá trị trung bình là 0,4284; độ lệch chuẩn là 0,21879; đạt giá trị lớn nhất là 0,87 và giá trị nhỏ nhất là 0,02; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 0,85. Biến tỷ lệ sở hữu vốn cổ đơng lớn có giá trị trung bình là 23,3012; độ lệch chuẩn là 7,88266; đạt giá trị lớn nhất là 36,54 và giá trị nhỏ nhất là 10,03; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 26,51. Biến tỷ lệ sở

hữu vốn cổ đơng nước ngồi có giá trị trung bình là 12,5920; độ lệch chuẩn là

14,48321; đạt giá trị lớn nhất là 53,44 và giá trị nhỏ nhất là 0; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 53,44. Biến cơng ty kiểm tốn có giá trị trung bình là 0,5857; độ lệch chuẩn là 0,49437. Biến TLTV khơng điều hành trong HĐQT có giá trị trung bình là 0,8104; độ lệch chuẩn là 0,07128; đạt giá trị lớn nhất là 0,98 và giá trị nhỏ nhất là 0,70; chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 0,28.

Đối với các biến về nhân tố tài chính như quy mơ cơng ty, khả năng thanh tốn, tài sản cố định, khả năng sinh lời và địn bẩy tài chính thì chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất tương đối lớn, do sự khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty là kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu (đồ gia dụng và cá nhân, bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá) hay hàng tiêu dùng (dịch vụ tiêu dùng, bán lẻ, ô tơ và linh kiện, hàng tiêu dùng và trang trí).

Đối với các biến về nhân tố quản trị: Tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông lớn trong công ty chiếm tỷ lệ từ 10,03% đến 36,54%, cho thấy các CTNY ngành tiêu dùng đã có thực hiện việc bổ sung nguồn vốn bằng cách cổ phần hóa. Tỷ lệ sở hữu vốn cổ đơng nước ngồi có giá trị lớn nhất là 53,44%, giá trị nhỏ nhất là 0%, cho thấy các nhà đầu tư nước ngồi có quan tâm đầu tư vốn cho các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam nhưng chỉ tập trung ở một vài cơng ty, vẫn cịn một số cơng ty chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải CBTT các chính sách phát triển cơng ty trên BCTN chi tiết hơn. Nhân tố công ty kiểm tốn có giá trị trung bình là 58,57%, có nghĩa là một số CTNY ngành tiêu dùng đã có xu hướng chọn lựa những cơng ty kiểm tốn có tên tuổi (nhóm Big Four) để giao phó trách nhiệm kiểm sốt lại các số liệu của mình trên BCTN trước khi công bố. Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT chiếm tỷ lệ từ 70% đến 98% cho thấy đã có một số CTNY ngành tiêu dùng đã thực hiện tốt việc cơ cấu HĐQT theo qui định của pháp luật, và một số CTNY còn đang trong quá trình thay đổi cơ cấu HĐQT.

Bảng 4.2: So sánh giá trị bình quân của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng

giữa SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội

Nhân tố SGDCK TP.HCM SGDCK Hà Nội

Quy mô công ty 15,32 14,38

Số năm niêm yết 9 8

Khả năng thanh toán 7,52 8,17

Tài sản cố định 0,27 0,23

Khả năng sinh lời 7,76 5,06

Đòn bẩy tài chính 0,48 0,38

TLSH vốn cổ đơng lớn 24,05% 22,55%

TLSH vốn cổ đơng nước ngồi 16,5% 8,68%

Cơng ty kiểm tốn 0,61 0,56

TLTV không điều hành trong HĐQT 81,89% 80,2%

Mức độ CBTT 83,59% 78,81%

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Theo kết quả so sánh bảng 4.2 cho thấy mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK TP.HCM đạt được là 83,59% cao hơn mức độ CBTT trên SGDCK Hà Nội là 78,81%. Đồng thời, các giá trị đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK TP. HCM như: quy mô công ty, số năm niêm yết, tài sản cố định, khả năng sinh lời,

địn bẩy tài chính, TLSH vốn cổ đông lớn, TLSH vốn cổ đông nước ngồi, cơng ty

kiểm tốn, TLTV khơng điều hành trong HĐQT đều có giá trị lớn hơn so với các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Hà Nội, ngoại trừ nhân tố khả năng thanh tốn có giá trị nhỏ hơn. Điều này cho biết được các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK TP. HCM có mức độ CBTT tốt hơn so với các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Hà Nội có thể là do đa số các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK TP. HCM có năng lực tài chính tốt hơn, vốn đầu tư nước ngồi cao nên có xu hướng thuê các cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big Four và CBTT nhiều hơn để tạo uy tín với nhà đầu tư nước ngồi.

4.1.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mơ hình

Tác giả sẽ phân tích mối tương quan giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mơ hình và mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán việt nam – ngành hàng tiêu dùng (Trang 81 - 85)