CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Giới thiệu về doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh
4.1.1. Giới thiệu chung
Theo số liệu của Sở Công thương TP. HCM, hiện nay trên địa bàn TP. HCM có khoảng 4.140 DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Năm 2017, ngành dệt may TP. HCM chiếm tỷ trọng 13,34% giá trị sản xuất toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu đạt đạt 5,3 tỷ USD; 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may của TP. HCM đạt gần 2,6 tỷ USD, chiếm 17,2% trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của TP. HCM, tăng 2,8% so với năm 2017.
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may theo khu vực của Bộ Cơng thương thì TP. HCM là một trong 07 khu vực trên cả nước là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghiệp dệt may. Các DN dệt may phía Nam tập trung chủ yếu tại TP. HCM, phân bố hoạt động dệt may trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Quận 12, Thủ Đức…Các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may hầu hết là các DN vừa và nhỏ, tuy nhiên những DN dệt may lớn đều tập trung tại TP. HCM. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may TP. HCM là Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc…Lao động ngành dệt may TP. HCM chiếm 60% tổng lao động ngành dệt may khu vực phía Nam, chiếm 4,6% tổng lao động đang làm việc trên cả nước.
Số liệu thống kê cho thấy ngành dệt may TP. HCM có vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế của thành phố. Đây là ngành sản xuất chủ lực của TP. HCM và ln được đánh giá là ngành có lợi thế xuất khẩu, mang về nguồn thu lớn cho Thành phố, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động tại TP. HCM và các tỉnh lân cận, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay cạnh tranh trong ngành dệt may rất gay gắt. Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện đem đến những cơ hội phát triển thị trường, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị dệt may cho các DN dệt may Việt Nam nói chung và DN dệt may TP. HCM nói riêng nhưng cũng tạo ra áp lực cạnh
tranh rất lớn đối với chính các DN này. Mức độ cạnh tranh được dự báo sẽ gay gắt hơn trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực dệt may và công nghệ thơng tin tạo ra những thay đổi nhanh chóng về phương thức sản xuất và cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng. Do đó, ngành dệt may TP. HCM cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh như đầu tư chiều sâu và kỹ thuật, công nghệ mới, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khiển khai có hiệu quả các giải pháp để chủ động nguồn ngun liệu, giảm tỷ lệ hao phí trong q trình sản xuất. Để hỗ trợ các DN dệt may, TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách như hỗ trợ kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; hỗ trợ lãi vay cho các DN dệt may thơng qua chương trình kích cầu đầu tư; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm, mở rộng cơ hội đầu tư cho DN tại thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, một yếu tố cũng rất quan trọng, đó là bản thân mỗi DN phải tự cải tổ phương thức quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.