CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.1.1 Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Theo Allan H. Willett: rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. Một quan điểm hiện đại về rủi ro khác là của Frank H. Knight cho rằng: rủi ro là sự khơng chắc chắn có thể đo lường được. Cũng như một doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro từ vi mô đến vĩ mô như sự cạnh tranh từ đối thủ, các sự cố hệ thống kỹ thuật, hay ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn có những rủi ro đặc thù riêng mà các ngân hàng còn phải đối mặt trong lĩnh vực của mình. Những rủi ro này đang ngày càng đa dạng, phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính và sự hội nhập thị trường toàn cầu.
Những rủi ro một NHTM có thể gặp phải được Ủy ban Basel phân loại thành các nhóm sau: rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, công tác quản trị rủi ro ở ngân hàng yếu kém không những dẫn đến tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà cịn ảnh hưởng hết sức tiêu cực đối với nền kinh tế. Ủy ban Basel đã chỉ ra rằng: Đối với lĩnh vực ngân hàng, rủi ro tín dụng được đánh giá là rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn là một phần tất yếu trong các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Chính vì vậy trong khn khổ bài luận văn này, tác giả tập trung đi sâu phân tích về rủi ro tín dụng và các hoạt động QTRRTD theo hiệp ước Basel II của ngân hàng ACB.