CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.4 Kinh nghiệm triển khai hiệp ước Basel II tại một số ngân hàng trong và ngoà
3.4.1 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Trung Quốc
Từ trước năm 1978, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBC) vừa thực hiện các chức năng của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Sau khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, PBC bắt đầu ngừng các hoạt động huy động tiết kiệm và cho vay, chỉ thực hiện những chức năng của một ngân hàng trung ương, chịu trách nhiệm quản lý hệ thống các ngân hàng của Trung Quốc. Tháng 3/2003 Hội đồng Nhà nước quyết định thành lập Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) để giám sát lĩnh vực ngân hàng, tách biệt với chức năng giám sát của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, CBRC tuyên bố tập trung vào yêu cầu của Basel I và chỉ áp dụng một số khía cạnh trong quản trị rủi ro của Basel II. Tuy nhiên sau khủng hồng, trước tình hình nợ xấu gia tăng từ các gói kích thích kinh tế, trên thực tế Trung Quốc đã áp dụng hầu hết các tiêu chuẩn của Basel II.
CBRC đã lựa chọn 5 ngân hàng thí điểm tham gia vào nghiên cứu tác động của Basel II bao gồm Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng CITIC Trung Quốc, Ngân hàng Công thương.
Để đánh giá rủi ro tín dụng, CBRC áp dụng phương pháp XHTD nội bộ. Tuy nhiên Trung Quốc gặp khó khăn khi áp dụng phương pháp này do các cơ quan quản lý Trung Quốc khơng có khả năng đánh giá các tổ chức xếp hạng nội bộ, cịn các cơng ty nợ ngân hàng lại hiếm khi được đánh giá xếp hạng. Các ngân hàng có thể sử dụng phương pháp chuẩn hóa để đánh giá rủi ro hoạt động. Đây là phương pháp đơn giản nhất của Basel II, nhưng vẫn gặp phải nhiều thách thức. Trong giai đoạn đầu áp dụng Basel, bộ phận công nghệ thông tin của các ngân hàng chưa thể cung cấp đủ dữ liệu cần thiết để tính tốn mức vốn tiêu chuẩn theo phương pháp tiêu chuẩn hóa. Những vấn đề liên quan đến việc áp dụng mơ hình sẽ kéo theo mức chi phí cũng rất tốn kém.
Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc CBRC đã rất tích cực trong cơng tác định hướng, hỗ trợ các ngân hàng triển khai Basel, ban hành nhiều chính sách thúc đẩy đổi mới hệ thống tài chính. Ý thức được tầm quan trọng của Basel II, các NHTM Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động quản trị rủi ro, tăng vốn, trích lập dự phịng, do đó Hệ số an tồn vốn của các ngân hàng đều được duy trì vượt qua mức tối thiểu 8%, hệ số trung bình tồn ngành đạt 13,3% năm 2012. Đến năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng Basel III.