Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai Basel tại các ngân hàng trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.4 Kinh nghiệm triển khai hiệp ước Basel II tại một số ngân hàng trong và ngoà

3.4.6 Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai Basel tại các ngân hàng trong và

và ngoài nước

Khi các nước bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hơn thì rủi ro trong hệ thống tài chính và hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp và khó lường hơn. Do vậy, áp dụng hiệp ước vốn Basel vào hệ thống ngân hàng là việc làm đúng đắn và cần thiết. Thực tế đã chứng minh mặc dù Basel II được xây dựng bởi nhóm 10 nước phát triển và áp dụng đối với các ngân hàng có phạm vi quốc tế, nhưng các ngân hàng với quy mô nhỏ hơn, tại các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippins, ... đều có khả năng áp dụng và thậm chí đang hướng đến triển khai Basel III. Các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippins đều là những quốc gia có vị trí địa lý tương đối gần với Việt Nam, có một vài nét tương đồng trong văn hóa kinh tế và chính trị. Q trình triển khai Basel II tại các quốc gia trên cần có sự xem xét điều chỉnh thì mới có thể đạt được thành công. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là cần phải dựa trên nhu cầu cần thiết và đặc điểm của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng, mỗi nước cần xây dựng cho mình những bước đi linh hoạt, phù hợp và cần có kế hoạch triển khai Basel II cụ thể.

Những khó khăn trong việc áp dụng Basel II tại các quốc gia bao gồm: chất lượng nguồn dữ liệu; nguồn lực về nhân sự, cơng nghệ; cơ chế, chính sách khung pháp lý của nhà nước. Để hạn chế những khó khăn của việc triển khai Basel II, các quốc gia khác nhau có các cách thức triển khai khác nhau phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của hệ thống ngân hàng - tài chính và năng lực của cơ quan giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, đặc điểm chung dễ nhận thấy là các cơ quan giám sát ngân hàng đều áp dụng các bước sau: Sử dụng các phương pháp tiếp cận đơn giản cho từng loại rủi ro; đặt khuôn khổ về thời gian hoàn thành việc triển khai

Basel II tính từ lúc bắt đầu là khoảng 4-5 năm và có lộ trình cụ thể để cơ quan quản lý và các định chế tài chính thực hiện.

Ngồi ra, hầu hết các nước đều phải làm tốt các công tác nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo dữ liệu cần thiết được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác. Cơ quan quản lý nhà nước phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, cũng như cần tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra trong suốt q trình triển khai Basel.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày một số khái niệm về RRTD và quản trị RRTD tại NHTM, phân loại các mơ hình quản trị RRTD, và nêu rõ các bước của quy trình quản trị RRTD. Ngoài ra chương 3 cũng hệ thống lại các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Basel II, và tổng hợp kinh nghiệm triển khai Basel II, Basel III ở các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, cũng như tình hình triển khai Basel ở Việt Nam. Từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến ở Châu Á, tác giả cũng rút ra bài học khi áp dụng Basel cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHI ÁP DỤNG BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)