3.2 Kết quả
3.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phân tích hệ số tương quan
Phân tích hệ số tương quan Pearson giúp kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, vì điều kiện để hồi quy là trước nhất phải tương quan. Giá trị |r| > 0.8 có nghĩa là tương quan tuyến tính rất chặt chẽ, 0.6 < |r| < 0.8 thì tương quan tuyến tính rất mạnh, 0.4 < |r| < |r| < 0.4 thì tương quan tuyến tính yếu, |r| < 0.2 thì tương quan tuyến tính rất yếu hoặc khơng có tương quan tuyến tính (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Ngoài ra, đây là bước đầu nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Dấu hiệu nghi ngờ dựa vào giá trị sig tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0.05 và giá trị tương quan Pearson lớn hơn 0.4. Khi gặp phải nghi ngờ này, cần chú ý đến đa cộng tuyến sẽ được xem xét khi phân tích hồi quy (kiểm tra hệ số VIF) trong bước thực hiện tiếp theo. Kết quả ma trận hệ số tương quan ở bảng dưới đây có mức ý nghĩa α ≤ 0,01, và các hệ số tương quan tuyệt đối giữa các biến dao động trong khoảng 0.280 đến 0.646 (thoả mãn điều kiện -1 ≤ r ≤ +1), đồng thời các hệ số tương quan này đều nhỏ hơn căn bậc hai của phương sai trích tương ứng tại bảng 3.5. Điều này cho thấy các biến nhận thức rủi ro gồm rủi ro bảo mật, sự riêng tư, hiệu năng sản phẩm, tài chính và gian lận của người bán có tương quan chặt chẽ với ý định mua hàng trực tuyến. Như vậy, các khái niệm trên đã được giá trị phân biệt, nghĩa là tất cả các thang đo trong kết quả nghiên cứu này đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau.
Bảng 3.4: Ma trận tương quan giữa các biến Ma trận tương quan Ma trận tương quan 1 2 3 4 5 6 YD Ý định mua hàng trực tuyến .737 RRTC Rủi ro tài chính -.474** .791
RRHN Rủi ro hiệu năng -.551** .280** .772 RRNB Rủi ro gian lận của
người bán -.497** .351** .382** .802
BM Rủi ro về bảo mật -.646** .438** .532** .446** .742
RT Rủi ro về quyền riêng tư -.592** .380** .483** .427** .577** .755
Ghi chú: **: Tương quan Pearson có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01, n =213 Nguồn: tổng hợp kết quả nghiên cứu trích từ SPSS của tác giả
Theo kết quả phân tích tương quan, giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập đều có hệ số tương quan âm và lớn hơn 0.4, nên sự ảnh hưởng của các biến phụ thuộc là mạnh và có ảnh hưởng nghịch chiều đến biến độc lập. Nhân tố Nhận thức rủi ro về bảo mật là có tác động lớn nhất đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng (0.646), Ngược lại, nhân tố rủi ro tài chính có ít ảnh hưởng nhất ý định mua hàng trực tuyến (0.497). Tuy nhiên, có nhiều giá trị tương quan giữa các biến độc lập > 0,4, có dấu hiệu đa cộng tuyến, vì thế cần xem xét VIF khi phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy
Tác giả tiến hành nghiên cứu mơ hình hồi quy gồm:
- 05 biến độc lập lần lượt là các nhân tố rủi ro nhận thức gồm sự gian lận của người bán, rủi ro về quyền riêng tư, bảo mật, hiệu năng sản phẩm và rủi ro tài chính
Phân tích hai mơ hình được thực hiện bằng phương pháp Enter. Các biến được đưa vào một lúc dựa theo mơ hình nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy được tóm tắt ở hình 3.3.
Lưu ý: *Mơ hình hồi quy tuyến tính bội có ý nghĩa tại p = 0.05, n = 213 Hình 3.1: Kết quả phân tích hồi quy
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội về mối quan hệ giữa các nhận tố nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng thể hiện tại hình 3.3 cho thấy mối liên hệ của 5 biến độc lập là rủi ro sản phẩm, rủi ro tài chính, rủi ro bảo mật, rủi ro quyền riêng tư và rủi ro gian lận từ người bán với ý định mua hàng trực tuyến đưa ra là có ý nghĩa thống kê, phù hợp với tập dữ liệu và đảm bảo độ tin cậy với mức ý nghĩa sig < 0.05.
Hệ số R2 điều chỉnh = 0.566 cho biết mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đạt mức 56.6%. Kết quả phân tích phương sai chỉ ra giá trị F = 54.045 với mức ý nghĩa sig = 0,000, xác định có ít nhất một biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc. Hệ số độ chấp nhận (Tolerance) thấp từ 0.527 đến 0.764 và giá trị VIF từ 1.309 đến 1.897 đều nhỏ hơn 2, chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và khơng có mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập (kết quả xem chi tiết tại Phụ lục 01). Điều này cho phép kết luận mơ hình hồi quy phù hợp với các dữ liệu và các biến điều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Với kết quả hồi quy tuyến tính bội như phân tích trên cho phép kết luận là các giả thuyết từ H1 đến H5 được chấp nhận.
Hệ số hồi quy thể hiện dưới hai dạng: chưa chuẩn hóa (unstandardized) và chuẩn hóa (standardized). Vì hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa phụ thuộc vào thang đo nên không thể dùng để so sánh mức độ tác động của biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mơ hình. Vì vậy, tác giả sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa để xem xét ảnh hưởng của biến độc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập của trọng số này càng lớn thì biến đó càng có tác động mạnh. Mơ hình tương quan hồi quy tuyến tính bội các nhân tố được biểu thị thơng qua các hệ số beta chuẩn hóa của các biến độc lập tác động gồm các yếu tố nhận thức rủi ro nghịch chiều đến biến phụ thuộc là ý định mua hàng trực tuyến theo thứ tự từ cao đến thấp là rủi ro về sự bảo mật (β = - 0.282), rủi ro về quyền riêng tư (β = - 0.208), rủi ro về hiệu năng sản phẩm (β = - 0.198), rủi ro về tài chính (β = - 0.164) và cuối cùng là rủi ro về sự gian lận của người bán (β = - 0.150).
3.1.1 Phân tích phương sai
Tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA và T-test nhằm kiểm định sự khác biệt về Ý định mua hàng trực tuyến giữa các nhóm theo Độ tuổi, Thu
Kết quả phân tích cho thấy, với mức ý nghĩa của Levene’s Test sig = 0.02 < 0.05 và Equal variances not assumed có sig = 0.004 < 0.05 thì các đối tượng được khảo sát có sự khác biệt về ý định mua hàng trực tuyến giữa những người có thu nhập khác nhau. Ngược lại, các đối tượng thuộc các nhóm khác nhau về độ tuổi, giới tính, học vấn và tần suất truy cập internet chưa thấy có sự khác biệt về ý định mua hàng trực tuyến của họ.
Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm Thu nhập, Giới tính trong Ý định mua hàng trực tuyến bằng T-test:
Bảng 3.5 Kết quả kiểm định T-test
Kiểm định Levene (Sig.) T-Test for Equality of Means (Sig.) Kết luận Thu nhập Giả định phương sai bằng nhau Giả định phương sai khơng bằng nhau 0.02 0.001 0.004 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định mua hàng trực tuyến giữa các nhóm có Thu nhập khác nhau Giới tính Giả định phương sai bằng nhau Giả định phương sai không bằng nhau 0.250 0.154 0.151 Khơng có sự khác biệt về ý định mua hàng trực tuyến giữa các nhóm Giới tính
Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm Độ tuổi, Học vấn và Tần suất truy cập interne trong Ý định mua hàng trực tuyến bằng ANOVA:
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định ANOVA
Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Sig.) ANOVA (Sig.) Kết luận
Độ tuổi 0.060 0.560 Khơng có sự khác biệt về ý định mua hàng trực tuyến giữa các nhóm Độ tuổi
Học vấn 0.052 0.067 Không có sự khác biệt về ý định mua hàng trực tuyến giữa các nhóm Học vấn
Tần suất truy cập
0.086 0.056 Khơng có sự khác biệt về ý định mua hàng trực tuyến giữa các nhóm Tần suất truy cập
Nguồn: tổng hợp của tác giả