Nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ liên thông nhóm thủ tục hành chính về khai sinh – số định danh bảo hiểm y tế và nhập khẩu tại ủy ban nhân dân phường 12, (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lƣợng

3.3.1 Thiết kế bảng hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế qua các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ liên thơng nhóm TTHC “4 trong 1”. Sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ mức độ “hồn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”.

Bước 2: Sau khi thiết kế xong bảng hỏi, tiến hành khảo sát thử đối với 10 người dân để lấy ý kiến về cách trình bày, cách thức đặt câu hỏi.

Bước 3: Hình thành thang đo chính thức, chỉnh sửa và hồn thiện bảng câu hỏi khảo sát trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Nội dung của phiếu khảo sát gồm các phần sau:

Phần mở đầu giới thiệu mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật các thông tin của việc khảo sát

Phần 1: Phần này được thiết kế nhằm thu thập các thông tin cá nhân về người dân sử dụng dịch vụ liên thơng nhóm TTHC “4 trong 1” gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp.

Phần 2: Phần này gồm các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu, khảo sát các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ liên thơng nhóm TTHC “4 trong 1”. Các mục hỏi được đánh giá trên thang đo Likert năm điểm 1: Hồn tồn khơng đồng ý; 2: Không đồng ý, 3: Không ý kiến; 4: Đồng ý và 5: Hoàn toàn đồng ý.

Đối tượng khảo sát là người dân sử dụng dịch vụ liên thơng nhóm TTHC “4 trong 1”. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Địa điểm phỏng vấn là tại UBND Phường 12.

3.3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận và sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian, chi phí để thu thập thơng tin. Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho người dân tại UBND Phường 12.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA thì số lượng quan sát trong mẫu cần gấp 4-5 lần so với số lượng biến quan sát. Trong nghiên cứu này có tất cả 35 biến quan sát (biến độc lập + biến phụ thuộc). Tác giả chọn cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 5 *35 =175. Để đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu, tác giả thực hiện phát 200 phiếu khảo sát đến người dân.

3.3.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành kiểm tra và loại đi những phiếu khảo sát không hợp lệ như: trả lời theo quy luật, thiếu các thơng tin quan trọng. Sau đó, các câu hỏi sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu và phân tích theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy thang đo. Theo Nunnally và Burnstein (1994) thì biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.

Bước 2: Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA giúp xác định các biến quan sát dùng để đánh giá tác động của các yếu tố chất lượng dịch vụ hành chính cơng đến sự hài lịng của người dân có độ kết dính cao hay thấp. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) trong phân tích EFA cần phải thực hiện các việc sau:

Kiểm định tính thích hợp của EFA, thước đo KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) được sử dụng, hệ số KMO thỏa mãn điều kiện: 0.5 < KMO < 1. Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện, sử dụng kiểm định Bartlett. Mức ý nghĩa của kiểm định Martlett phải nhỏ hơn 5% thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Hệ số Factor loading > 0.3 được xem là mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Phép xoay nhân tố Varimax thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50%.

Bước 3: Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định tầm quan trọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Mơ hình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc định lượng như sau:

Y = β1x1 + β2x2 + β3x3 + β4x4 +….+βnxn+ α Với: Y là biến phụ thuộc

Xk là biến độc lập

Để đánh giá mức độ tương quan giữa các biến, nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Peason, hai biến tương quan chặt chẽ khi hệ số tương quan càng tiến đến 1. Tuy nhiên, theo John và cộng sự (2000) khi hệ số tương quan < 0.85 thì có khả năng đảm bảo giá trị phân biệt giữa các biến. Nghĩa là, nếu hệ số tương quan > 0,85 thì cần xem xét vai trị của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) để mơ hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy cần xem xét các việc sau:

Một là, kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể. Khi giá trị Sig. của hệ số hồi quy tổng thể nhỏ hơn 5%, kết luận mơ hình hồi quy là phù hợp.

Hai là, mức độ phù hợp của mơ hình thơng qua hệ số tương quan R2, nếu hệ số R2 càng lớn thì khả năng giả thích của các biến độc lập trong mơ hình càng cao, mơ hình càng phù hợp.

Ba là, hệ số Beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hóa của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó đến sự hài lịng của người dân càng lớn.

Bước 4 : Kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy

- Công cụ để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính là đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter) biểu thị tương quan giữa giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standardized Pridicted Value).

- Cơng cụ để kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn là đồ thị tần số Histogram hoặc tần số P-P plot. Công cụ để kiểm tra giả định sai số của biến phụ thuộc có phương sai khơng đổi là kiểm định Spearman.

- Công cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai

Tóm tắt Chương 3

Trong Chương 3, tác giả tập trung trình bày về phương pháp nghiên cứu thông qua việc mơ tả quy trình nghiên cứu thông qua việc mô tả quy trình nghiên cứu, các bước nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu thông tin, sử dụng phương pháp định tính và định lượng để hồn chỉnh mơ hình, xây dựng thang đo, mã hóa các câu hỏi, xác định kích thước mẫu khảo sát. Giới thiệu các kỹ thuật và yêu cầu phân tích xử lý dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ liên thông nhóm thủ tục hành chính về khai sinh – số định danh bảo hiểm y tế và nhập khẩu tại ủy ban nhân dân phường 12, (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)