Các khái niệm trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 31 - 35)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Các khái niệm trong nghiên cứu

2.2.1 Kết quả công việc cá nhân

Hiện tại, có một số định nghĩa về khái niệm kết quả công việc cá nhân như Sykes (2015) cho rằng kết quả cơng việc chính là cách thức mà nhân viên thực hiện tốt cơng việc của mình.Ở một khía cạnh khác, Goodhue và Thompson (1995) định nghĩa kết

quả công việc cá nhân chính là sự kết hợp giữa việc làm tăng tính hiệu quả, làm tăng tính hiệu suất và/ hoặc nâng cao chất lượng trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin. Hay theo D’Ambra và Wilson (2004a, 2004b) thì kết quả cơng việc là việc hoàn thành một danh mục các nhiệm vụ được thực hiện bởi một cá nhân.

Xuất phát từ các định nghĩa trên, nghiên cứu này hiểu kết quả công việc của nhân viên kế tốn trong mơi trường ứng dụng CNTT là sự kết hợp giữa việc làm tăng tính hiệu quả, làm tăng tính hiệu suất và/ hoặc nâng cao chất lượng trong môi trường ứng dụng cơng nghệ thơng tin thơng qua việc hồn thành các nhiệm vụ kế toán.

2.2.2. Sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT

Hiện tại, có một số khái niệm về sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT như DeLone và McLean (2003) cho rằngsự thỏa mãn của người sử dụng HTTT là mức độ thỏa mãn của người sử dụng khi sử dụng một HTTT. Ở một khía cạnh khác thì Jiang và cộng sự (2012) cho rằng sự thỏa mãn đối với HTTT được chia thành hai loại gồm sự thỏa mãn của người sử dụng đối với HTTT và sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc trong HTTT.

Nghiên cứu này chấp nhận khái niệm sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán từ nghiên cứu của DeLone và McLean (2003) tức là sự thỏa mãn của nhân viên kế toán là mức độ thỏa mãn của nhân viên kế toán khi sử dụng PMKT hoặc hệ thống ERP trong doanh nghiệp.

2.2.3. Sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao

Theo nghiên cứu của Thong và cộng sự (1996), Sharma và Yetton (2003) thì sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao được hiểu là sự tham gia một cách tích cực của các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị đối với các vấn đề có liên quan đến sự thành cơng của hệ thống thông tin.

Chấp nhận định nghĩa trên, nghiên cứu này hiểu sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao đó là sự tham gia tích cực của các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp đối với việc thiết lập và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong HTTTKT của doanh nghiệp bao gồm việc ứng dụng PMKT và hệ thống ERP.

2.2.4. Truyền thông

Trong các nghiên cứu đi trước, tác giả đã tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm truyền thơng. Theo Gerald Miler (1966) thì truyền thơng quan tâm nhất đến việc thực hiện hành vi, trong đó nguồn thơng tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ. Hay theo “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của Nguyễn Văn Dững (2018) thì truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.

Truyền thông cung cấp cho nhân viên từ các khu vực chức năng khác nhau phương thức chia sẻ các thông tin quan trọng để thực hiện thành công các dự án (B. Debrabander, G. Thiers, 1984; J.D. Ford, L.W. Ford, 1995; M.L. Markus và Power, 1983; R.W. Zmud, C.P. McLaughlin, R.J. Might, , 1984). Ngoài ra, theo Littlejohn (1999) thì truyền thơng sẽ giúp cải thiện việc chuyển giao kiến thức, làm tăng sự lan toả các ý tưởng, nhất là khi thông tin được truyền tải là đáng tin cậy và nó đến từ các nguồn đáng tin cậy (Soh và cộng sự, 2000).

Trong nghiên cứu này, truyền thông được hiểu là việc truyền tải các thông tin đến người sử dụng CNTT trong suốt quá trình triển khai và ứng dụng CNTT (PMKT và hệ thống ERP) trong HTTTKT của các doanh nghiệp.

2.2.5. Đào tạo

Đào tạo là hoạt động không những giúp người dùng có những hiểu biết để có thể sử dụng mà còn giúp giảm thiểu các khó khăn do sự phức tạp về công nghệ mà người

dùng gặp phải trong quá trình sử dụng hệ thống thông tin trong đơn vị (Amoako- Gyampah và Salam, 2004). Bên cạnh đó, theo Bolog và Nelson (2003) thì đào tạo nên tâp trung nhiều vào việc hướng dẫn về mặt kỹ thuật trong các quy trình được tạo mới (Bolog và Nelson, 2003). Ngoài ra, đào tạo được khuyên nên diễn ra trước, trong và sau khi thực hiện ứng dụng CNTT (Hong và Kim, 2002).

Trong nghiên cứu này, khái niệm đào tạo được hiểu là các hoạt động hỗ trợ đối với người sử dụng CNTT (PMKT và hệ thống ERP) để có có đủ hiểu biết và kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng CNTT mới được ứng dụng trong HTTTKT của doanh nghiệp.

2.2.6. Loại phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng trong HTTTKT được phân thành hai loạigồm low-end và high- end (Maziyar et al, 2011). Trong đó, low-end là phần mềm kết hợp tất cả các chức năng của hệ thống kế tốn, có dữ liệu riêng biệt của riêng hệ thống kế (được hiểu là các PMKT riêng lẻ) và high-end là nhóm phần mềm tích hợp tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong một cơ sở dữ liệu – được hiểu như là nhóm phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) với nhiều chức năng đa dạng.

Trong nghiên cứu này, tác giả chia phần mềm ứng dụng trong HTTTKT thành hai loại gồm ERP và non_ERP tức là nhóm PMKT.

2.2.7. Biến kiểm sốt: đặc điểm cá nhân của người sử dụng

Nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013) cho thấy đặc điểm cá nhân của người sử dụng có thể tác động hoặc khơng đến các kết quả đầu ra của hệ thống thơng tin, trong đó các đặc điểm cá nhân được xem xét gồm giới tính, tuổi, trình độ, chun mơn, chức vụ và kinh nghiệm máy tính của người sử dụng. Nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013) xem các đặc điểm cá nhân của nhân viên kế toán là biến kiểm soát để loại bỏ tác động của chúng (nếu có) đến kết quả cơng việc của nhân viên kế tốn trong mơi trường ứng dụng CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)