Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Quy trình nghiên cứu

Do mơ hình nghiên cứu của nghiên cứu này là khá phức tạp, vì vậy, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu là mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). SEM bao gồm nhiều loại nhưng được sử dụng phổ biến là hai loại: CB_SEM (certainly covariance-based SEM) và PLS_SEM (partial least squares SEM) (Hair và cộng sự, 2016). CB_SEM chủ yếu được sử dụng để xác nhận hay từ chối một lý thuyết tức là một tập hợp các mối quan hệ có hệ thống giữa nhiều biến có thể kiểm tra bằng thực nghiệm. Nó thực hiện điều này bằng cách xác định cách thức một mơ hình lý thuyết được đề xuất có thể ước tính ma trận hiệp phương sai (covariance matrix) cho một tập hợp dữ liệu mẫu. Ngược lại, PLS – SEM (được gọi là mơ hình đường dẫn PLS - PLS path modeling) được sử dụng chủ yếu để phát triển lý thuyết trong nghiên cứu khám phá (exploratory research). Nó thực hiện điều này bằng cách tập trung giải thích sự khác biệt trong các biến phụ thuộc khi kiểm định mơ hình (Hair và cộng sự, 2016).Thủ tục ước tính trong PLS_SEM là dựa trên phương pháp hồi

quy bình phương tối thiểu thông thường (ordinary least squares - OLS), ngược lại CB_SEM dựa trên thủ tục ước tính khả năng tối đa (maximum likelihood - ML) (Hair và cộng sự, 2016). Như chương 1 đã giới thiệu, nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu là PLS_ SEM do mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định giả thuyết để dự báo cấu trúc nào quan trọng trong việc tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế tốn trong mơi trường ứng dụng CNTT.

Do áp dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu là PLS_SEM nên quy trình nghiên cứu được áp dụng theo đề xuất của Hair và cộng sự (2016) theo hình 3.1 bên dưới.

Cơ sở lý thuyết và đo lường

Xác định mơ hình cấu trúc (Structural model) Xác định mơ hình đo lường

(Measurement Models)

Thu thập dữ liệu và kiểm tra thang đo

Phân tích PLS_SEM

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Hair và cộng sự, 2016)

Theo đề xuất của Hair và cộng sự (2016) thì quy trình nghiên cứu nên bắt đầu bằng việc tổng quát các nghiên cứu liên quan và các lý thuyết nền liên quan đến chủ đề

nghiên cứu cũng như các lý thuyết về đo lường các khái niệm nghiên cứu. Sau giai đoạn này, một mơ hình cấu trúc và một mơ hình đo lường được xác định. Tiếp theo, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu và thực hiện kiểm tra mơ hình đo lường. Phân tích mơ hình đo lường nhằm kiểm tra độ tin cậy và giá trị của thang đo. Sau khi thang đo của các khái niệm nghiên cứu đã được đánh giá về độ tin cậy và đạt được các giá trị, giai đoạn phân tích PLS_SEM chính thức được thực hiện tức là tiến hành phân tích mơ hình cấu trúc để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Dựa vào kết quả kiểm tra mơ hình cấu trúc, các kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu được trình bày và đây chính là mục tiêu của nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2016). Do nghiên cứu này chấp nhận quy trình nghiên cứu do Hair và cộng sự (2016) nên tác giả đã thực hiện các bước nghiên cứu theo quy trình tại hình 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)