Lý thuyết nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 35 - 39)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Lý thuyết nền

2.3.1. Giới thiệu

Xuất phát từ định nghĩa kết quả công việc cá nhân được sử dụng trong nghiên cứu này và đã trình bày tại mục 2.2.1 bên trên, tác giả nhận thấy, khái niệm kết quả công việc của nhân viên kế toán được sử dụng trong nghiên cứu này là tương đồng với khái niệm “kết quả cá nhân” trong mơ hình hay lý thuyết thành cơng của hệ thống thông tin của DeLone và McLean (1992). Vì vậy, nghiên cứu này lựa chọn phát triển các giả thuyết nghiên cứu dựa vào mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin (1992) và các phiên bản cập nhật của nó.

Phần tiếp theo giới thiệu cụ thể về từng phiên bản của lý thuyết/ mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin và cách thức ứng dụng các lý thuyết này cho nghiên cứu.

2.3.2. Lý thuyết thành công của hệ thống thông tin phiên bản 1992

Đây là phiên bản gốc của lý thuyết thành công của hệ thống thông tin, trong nghiên cứu của DeLone và McLean (1992) sự thành công của hệ thống thông tin được đo lường bằng các yếu tố gồm chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự thoả mãn của người sử dụng, sự sử dụng, tác động cá nhân và tác động tổ chức. DeLone và McLean (1992) đã chỉ ra bốn mối quan hệ giữa các yếu tố này như sau:

- Mối quan hệ giữa sự thoả mãn của người sử dụng và việc sử dụng hệ thống thông tin chịu tác động bởi chất lượng thông tin và chất lượng hệ thống.

- Sự thoả mãn của người sử dụng và việc sử dụng hệ thống thơng tin có tác động hai chiều với nhau.

- Mỗi cá nhân sẽ chịu tác động bởi sự thoả mãn cùa người sử dụng và việc sử dụng hệ thống thông tin.

Nghiên cứu này của DeLone và McLean (1992) đã có sự kế thừa và phát triển các nghiên cứu đi trước về hệ thống thơng tin như nghiên cứu về những khó khăn chủ yếu trong hệ thống thông tin (Keen, 1980); nghiên cứu của Davis và cộng sự (1989) về mơ hình chấp nhận cơng nghệ; các nghiên cứu của Muller và cộng sự (2010), Shang và Seddon (2002)…về khuôn mẫu lợi ích của hệ thống thơng tin.

2.3.3. Lý thuyết thành công của hệ thống thông tin phiên bản 2003

Phiên bản của lý thuyết thành công của hệ thống thơng tin đã được chính hai tác giả DeLone và McLean cập nhật vào năm 2003 nhằm bổ sung, thay đổi các yếu mới cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thơng tin trong môi trường thương mại điện tử. Theo DeLone và McLean (2003) thì có sáu yếu tố tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin bao gồm: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của người sử dụng, việc sử dụng hay định hướng sử dụng hệ thống thông tin, lợi ích thuần của hệ thống (gồm kết quả cá nhân và kết quả của tổ chức). Trong mơ hình này, DeLone và McLean (2003) đã chỉ ra mối quan hệ giữa sáu yếu tố đo lường sự thành công của hệ thống thông tin như sau:

- Chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ tác động đến định hướng sử dụng/ việc sử dụng hệ thống thông tin và sự thoả mãn của người sử dụng

- Sự thoả mãn của người sử dụng và việc sử dụng/ định hướng sử dụng hệ thống thơng tin có tác động qua lại.

- Sự thoả mãn của người sử dụng và việc sử dụng/ định hướng sử dụng hệ thống thông tin là hai yếu tố tác động trực tiếp đến những lợi ích thuần của hệ thống. Đồng thời những lợi ích thuần của hệ thống cũng tác động ngược lại đến sự thoả mãn của người sử dụng và việc sử dụng/ định hướng sử dụng hệ thống thơng tin.

2.3.4. Mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin phiên bản 2013

Được phát triển và kế thừa từ hai phiên bản của mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin, năm 2013, Petter và cộng sự đã mở rộng mơ hình thành cơng của hệ thống thơng tin sang hướng mới đó là nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thành công của hệ thống thơng tin. Hai phiên bản trước của mơ hình thành cơng của hệ thống thơng tin đo lường các yếu tố của sự thành công đối với một hệ thống thông tin tức là biến phục thuộc. Ngược lại, phiên bản 2013 đã cập nhật các biến độc lập có tác động đáng kể đến sự thành công của một hệ thống thông tin để cung cấp những hiểu biết đầy đủ hơn về cách thức đo lường sự thành công của một hệ thống thông tin (Petter và cộng sự, 2013).

Theo Petter và cộng sự (2013) có 15 yếu tố tác động đến sự thành công của một hệ thống thơng tin bao gồm sự thích thú, niềm tin, mong đợi của người sử dụng, động lực từ bên ngoài, cơ sở hạ tầng CNTT, khó khăn trong cơng việc, thái độ đối với cơng nghệ, vai trị trong tổ chức, sự thỏa mãn của người sử dụng, mối quan hệ với nhà phát triển, kiên thức chun mơn về quy trình, sự hỗ trợ của nhà quản trị, quy trình quản lý và năng lực tổ chức.

Hình 2.1 bên dưới tổng hợp về mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin dựa vào nghiên cứu của DeLone và McLean (2003) và Petter và cộng sự (2013).

Enjoyment Trust Attitudes Toward Technology Organizational Role User Involvement Relationship with Developers Domain Expert Knowledge Management Support User Expectations Extrinsic Motivation Task Compatibility Task Compatibility Task Difficulty Organizational Competence Management Processes IS Success

Hình 2.1. Tổng hợp mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin

Nguồn: DeLone và McLean (2003) và Petter và cộng sự (2013)

Ứng dụng lý thuyết

Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào lý thuyết thành công của hệ thống thông tin bao gồm ba phiên bản của nó.Trong đó khái niệm kết quả công việc của nhân viên kế tốn trong mơi trường ứng dụng CNTT (một yếu tố để đo lường sự thành công của HTTT) bị tác động bởi các yếu tố như sự thỏa mãn của người sử dụng (user satisfaction), sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao (management support). Tuy nhiên, những yếu tố này có thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố đo lường sự thành cơng của hệ thống thơng tin (hình 3.1), vì vậy, nghiên cứu này sẽ xem xét các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của sự thỏa mãn của người sử dụng (user satisfaction), sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao (management support) đến kết quả công việc của nhân viên kế tốn trong mơi trường ứng dụng CNTT.

Hai yếu tố gồm truyền thông và đào tạo được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này liên quan và rất gần với khái niệm kiến thức chun mơn về quy trình (domain expert knowledge) và quy trình quản lý (management processes) (Petter và cộng sự, 2013), vì vậy, nghiên cứu này dựa vào mơ hình thành cơng của hệ thống thơng tin để đề xuất về tác động của các yếu tố này đến kết quả công việc của nhân viên kế tốn trong mơi trường ứng dụng cơng nghệ thông tin. Tương tự như trên, các tác động của hai yếu tố gồm truyền thơng và đào tạo có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả cơng việc của nhân viên kế tốn trong mơi trường ứng dụng CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)