Hiệu ứng đối xứng và bất đối xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động bất đối xứng của giá dầu lên giá cổ phiếu tại việt nam bằng chứng từ mô hình NARDL (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 2 : KHUNG LÝ THUYẾT

2.2.2. Hiệu ứng đối xứng và bất đối xứng

Các nghiên cứu tài chính cũng cố gắng xác định liệu giá dầu có tác động bất đối xứng lên lợi nhuận thị trường chứng khốn hay khơng (xem, Jiménez- Rodríguez, 2015; Lee và cộng sự, 1995, Hamilton, 2009a; Broadstock và cộng sự, 2014; Chen, 2010; Cong và cộng sự, 2008; Park và Ratti , 2008)6. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu này tập trung vào lợi nhuận thị trường chứng khoán tổng hợp hoặc theo ngành. Do vậy, tác giả đặt ra giả thiết về sự tồn tại của tính bất đối xứng trong phản ứng của thị trường chứng khoán với biến động của giá dầu. Badeeb và Lean (2016) cho rằng tính bất đối xứng trong mối quan hệ giá dầu đến thị trường

6 Phần lớn các nghiên cứu xoay quanh vào các tác động bất đối xứng của giá dầu tập trung vào các biến số kinh tế vĩ mô hơn là các biến tài chính (xem, Herrera và cộng sự, 2015; Kilian và Vigfusson, 2011; Jiménez- Rodríguez và Sánchez, 2005 và Gracia, 2005; Hamilton, 2003, 1996).

chứng khoán là sự bất đối xứng giá, được thể hiện qua phản ứng khác nhau của giá chứng khoán khi giá dầu tăng và giảm. Sự bất đối xứng về giá là sự khác biệt về độ lớn và thời gian điều chỉnh của giá với cú sốc tăng và cú sốc giảm (Chou & Tseng, 2016). Nguyên nhân dẫn đến phản ứng bất đối xứng của thị trường chứng khoán với sự thay đổi trong giá dầu được lập luận là do các nhà đầu tư có chiến lược khác nhau về thời hạn của khoản đầu tư (Investment Horizon), khi đó các nhóm có thời hạn đầu tư khác nhau có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau lên toàn thị trường (Reboredo & Rivera-Castro, 2014).

Có ba loại đặc điểm bất đối xứng mà các nghiên cứu đang khám phá, đó là lợi nhuận của giá dầu dương và âm, tăng và giảm giá dầu (SOPI và SOPD) và tăng giá dầu ròng (NOPI)7. Park và Ratti (2008) sử dụng cả 3 đặc điểm bất đối xứng và kết luận rằng trong khi thị trường chứng khốn Mỹ phản ứng khơng đồng nhất với thay đổi giá dầu dương và âm, bằng chứng đó khơng rõ ràng đối với thị trường chứng khoán châu Âu. Gần đây, Broadstock và cộng sự (2014) tập trung vào thay đổi giá

7

Các thiết lập đơn giản nhất là:

( ) ( )

trong đó, ký hiệu logarite lợi nhuận giá dầu. Cách thiết lập phổ biến thứ hai tập trung độ lớn của sự tăng và giảm giá dầu ( và ), cố gắng nắm bắt hiệu ứng của thay đổi giá dầu (dương hoặc âm) sau giai đoạn ổn định (Lee và cộng sự, 1995). Với dự liệu theo tháng, và có thể được ước lượng dựa theo mơ hình AR(12)-GARCH(1,1) như sau:

( ̂ √ ̂ ⁄ ) ( ̂ √ ̂ ⁄ )

trong đó, là số hạng sai số và ̂ là phương sai có điều kiện dựa trên thiết lập thông tin . Và cuối cùng, cách thiết lập thứ ba dựa trên phát triển của Hamilton (1996), tập trung vào gia tăng giá dầu ròng ( ), nhằm xác định liệu logarite giá dầu ở tháng t ( ) có cao hơn khi so với giá dầu của năm trước, cụ thể: { }

dầu dương ( ) và . Phát hiện của các tác giả cho thấy thực sự có tác động bất đối xứng của giá dầu, do một số thị trường thể hiện phản ứng lớn hơn với những thay đổi dương của giá dầu (ví dụ: Tokyo, Hàn Quốc và Đài Loan). Tuy nhiên, các tác giả duy trì rằng các đặc điểm khác nhau để nắm bắt các hiệu ứng bất đối xứng của giá dầu có thể mang lại kết quả khác nhau và do đó, các tác giả nên rất cẩn thận khi chọn đặc điểm bất đối xứng. Hơn nữa, Jiménez-Rodríguez (2015) xem xét các đặc điểm , và và báo cáo rằng giá dầu tăng có xu hướng kích hoạt các phản ứng tiêu cực trên thị trường chứng khốn, có cường độ cao hơn so với các phản ứng tích cực sau đó khi giá dầu giảm. Phan và cộng sự (2015) cũng xác nhận hiệu ứng bất đối xứng của giá dầu lên dữ liệu lợi nhuận chứng khoán cấp độ doanh nghiệp, và chỉ ra phản ứng không đồng nhất của lợi nhuận chứng khoán trước các thay đổi dương và âm của giá dầu. Một bằng chứng nữa ủng hộ cho các hiệu ứng bất đối xứng được cung cấp trong nghiên cứu của Tsai (2015), mặc dù chỉ sau thời kỳ GFC. Cụ thể hơn, kết quả chỉ ra rằng trước GFC khơng có bằng chứng về hiệu ứng bất đối xứng. Ngược lại, trong và sau GFC, lợi nhuận cổ phiếu ở cấp độ doanh nghiệp phản ứng mạnh hơn với những thay đổi âm của giá dầu. Cuối cùng, Narayan và Gupta (2015) đề xuất rằng có bằng chứng về hiệu ứng giá dầu không đối xứng, cho rằng những thay đổi âm của giá dầu cho phép dự đoán vượt trội về lợi nhuận cổ phiếu, so với những thay đổi dương. Tuy nhiên, có những nghiên cứu khơng hỗ trợ cho những phát hiện đã nói ở trên, kết luận rằng khơng có tác động bất đối xứng nào của giá dầu đối với lợi nhuận chứng khốn (ví dụ, Bachmeier, 2008; Nandha và Faff, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động bất đối xứng của giá dầu lên giá cổ phiếu tại việt nam bằng chứng từ mô hình NARDL (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)