CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khung định lượng
3.1.1.2. Quan hệ giữa lạm phát và giá cổ phiếu
Những suy luận sớm nhất về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận chứng khoán dựa trên giả thuyết được đưa ra bởi Irving Fisher vào năm 1930. Từ giả thuyết của Fisher, có thể suy ra rằng lợi nhuận của tài sản thực sẽ di chuyển cùng chiều với tỷ lệ lạm phát dự kiến. Vì vậy, có một mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và lợi nhuận cổ phiếu, theo đó lợi nhuận cổ phiếu danh nghĩa sẽ tăng lên cùng với lạm phát cung cấp cho các nhà đầu tư một công cụ phòng ngừa lạm phát. Mặt khác, quan điểm trái ngược về mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và lợi nhuận chứng khoán cũng rất phổ biến. Fama (1981) giải thích rằng mối quan hệ ngược chiều lợi nhuận cổ phiếu - lạm phát được tạo thành bởi mối tương quan cùng chiều giữa lợi nhuận cổ phiếu và hoạt động thực; cùng mối tương quan ngược chiều giữa lạm phát và hoạt động thực - giả thuyết đại diện (the proxy hypothesis). Điều này dựa trên các lý do sau:
Lạm phát tăng làm tăng chi tiêu tiêu dùng (vì cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ), dẫn đến giảm tiết kiệm và đầu tư bằng cách chuyển các nguồn lực khan hiếm cho đầu tư vào tiêu dùng. Điều này làm giảm cầu cổ phiếu và các tài sản tài chính khác khiến giá cổ phiếu giảm.
Ngoài ra, sự gia tăng lạm phát ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của cơng ty thơng qua tăng chi phí đầu vào, tăng chi trả lãi và áp lực cầu. Điều này một lần nữa gây ra sự sụt giảm giá cổ phiếu do thành quả công ty bất lợi.
Từ góc độ khác, tỷ lệ lạm phát tăng làm tăng tỷ lệ chiết khấu trong mơ hình định giá cổ phiếu, dẫn đến giá cổ phiếu thấp hơn.
Lạm phát gia tăng cũng sẽ thu hút các chính sách tài chính và tiền tệ làm giảm cung tiền, tăng lãi suất và kiềm chế tổng cầu. Điều này một lần nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng, hiệu suất của công ty và lợi nhuận cổ phiếu.
Với các lập luận vừa đề cập, dấu của hệ số có thể âm hoặc dương.