Một số đối tác tài trợ ODA chủ yếu cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận của người dân về tác động của nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phúc lợi người dân tỉnh đồng tháp giai đoạn 2007 2017 (Trang 43 - 47)

Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VỐN ODA

2.2.2. Một số đối tác tài trợ ODA chủ yếu cho Việt Nam

Theo nguồn số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), một số nhà tài trợ chủ yếu đang hoạt động tại Việt Nam gồm có:

Nhóm Ngân hàng phát triển gồm Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Thế giới (WB).

Các ngân hàng này chủ yếu cung cấp các khoản ODA vốn vay cho các chương trình, dự án đầu tư trong các lĩnh vực như phát triển nông nghiệp và nông thôn; giao thông vận tải; năng lượng điện; giáo dục và đào tạo; y tế, các dự án của nhóm này chiếm khoảng 80% giá trị các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA tại Việt Nam.

Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

ADB đã cung cấp cho Việt Nam 78 khoản vay Chính phủ trị giá 6,03 tỷ USD, 225 dự án hỗ trợ kỹ thuật trị giá 176,69 triệu USD và 23 dự án viện trợ

9 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018) .

khơng hồn lại trị giá 135,6 triệu USD. ADB còn tài trợ cho một số dự án hợp tác khu vực trong khung khổ hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS). Việt Nam là nước được cung cấp vốn vay ưu đãi lớn nhất và là đối tác quan trọng của ADB trong vốn vay thông thường.

Giai đoạn đầu, ADB hỗ trợ Việt Nam khôi phục cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cải cách kinh tế. Từ năm 2002, ADB tập trung hỗ trợ giảm nghèo, tăng trưởng bền vững, phát triển xã hội toàn diện và quản lý tốt, địa bàn ưu tiên là miền Trung. Theo đánh giá của ADB, tỷ lệ trung bình các dự án thành công ở Việt Nam khoảng 79,4%, trong đó thấp nhất là nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên là 50%, cao nhất là các lĩnh vực giáo dục, tài chính, y tế, thể chế, giao thơng và liên lạc (100%). Tỷ lệ giải ngân vốn ODA (số vốn ODA đã giải ngân/tổng hạn mức vốn ODA cam kết) của ADB bình quân trong thời kỳ 2007 - 2011 đạt khoảng 19%, trong đó 13% là vốn vay thông thường và 27% là vốn vay ưu đãi.

Theo Chiến lược đối tác quốc gia 2012- 2015 (CPS) của ADB, hàng năm ADB dự kiến cung cấp cho Việt Nam khoảng 409 triệu USD vốn vay ADF và khoảng 943 triệu USD vốn vay OCR. ADB sẽ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối phó với biến đổi khí hậu và hồn thiện hệ thống pháp luật.

Quỹ phát triển Pháp (AFD)

Việt Nam là một trong số các nước nhận tài trợ vốn ODA lớn của AFD với tổng số hơn 900 triệu Euro từ năm 1994. AFD hợp tác với Việt Nam trên cơ sở Khung khổ quan hệ đối tác ký năm 2006. Từ năm 2005, chiến lược hoạt động của AFD tại Việt Nam tập trung vào 3 lĩnh vực sau: (i) Hiện đại hóa khu vực nơng

nghiệp và nông thôn: nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh các ngành hàng, cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi và các dịch vụ cơ bản cho các tầng lớp nhân dân; (ii) Phát triển cơ sở hạ tầng và lĩnh vực dịch vụ: năng lượng, nước sạch và giao thông đô thị; (iii) Lĩnh vực tài chính và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: hiện đại hóa và củng cố lĩnh vực tài chính, ngân hàng và phi ngân hàng; tài trợ

cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho khu vực sản xuất có cả tài chính vi mơ, hỗ trợ cho thị trường địa phương mới nổi và hỗ trợ cho các quỹ đầu tư thành phố.

Các khoản tài trợ của AFD không ràng buộc (khơng phải mua hàng hóa và dịch vụ tư vấn của Pháp) với thành tố khơng hồn lại đảm bảo 25%. AFD có thể cung cấp các khoản hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ khơng hồn lại dành cho các biện pháp hỗ trợ đi kèm các khoản vay và tăng cường năng lực.

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật - Bản (JICA)

Trong cơ cấu vốn ODA của Nhật Bản ở Việt Nam, vốn vay ưu đãi có vị trí rất quan trọng. Trong thời kỳ 1994 - 2007, tổng vốn vay ưu đãi của Nhật Bản dành cho Việt Nam là 9,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng vốn vay ODA các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam trong thời kỳ này.

Những lĩnh vực chủ yếu sử dụng vốn vay ưu đãi của Nhật Bản ở Việt Nam gồm: Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm bảo đảm phát triển bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế; Hỗ trợ giảm nghèo; Đóng góp vào quản lý và bảo vệ mơi trường; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Tính ưu đãi cao của vốn vay ODA ưu đãi của Nhật Bản thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: Lãi suất vốn vay thấp (thấp nhất là 0% đến cao nhất 2,3%) tùy thuộc vào tính chất của các dự án và loại hình tín dụng được áp dụng. Thời gian trả nợ vốn vay dài. Tính ưu đãi cao của vốn vay ODA Nhật Bản nêu trên rất thuận lợi để đầu tư cho các dự án hạ tầng kinh tế và xã hội (giao thông, điện, thủy lợi, bệnh viện, trường học). Việc sử dụng ODA Nhật Bản nói chung và ODA vốn vay ưu đãi nói riêng ở Việt Nam được chính phủ Việt Nam đánh giá có hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.

Ngân hàng tái thiết Đức (KfW)

Ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ liên bang và các bang nước Đức, là một trong 8 ngân hàng lớn nhất của CHLB Đức. Đến hết năm 2013, tổng vốn vay và viện trợ khơng hồn lại của KfW dành cho Việt Nam khoảng 675 triêu EUR. Các lĩnh vực ưu tiên cung cấp hỗ trợ tài chính của KfW tại Việt Nam là: Y tế, trong đó có phịng chống HIV và kế hoạch hóa gia đình; Bảo vệ mơi trường I

(trồng rừng) và Bảo vệ môi trường II (nước thải và rác thải); Cải cách kinh tế và phát triển bền vững; Các lĩnh vực hợp tác khác, như giao thông.

Ngân hàng thế giới (WB)

Ngày 14/9/1994, WB chính thức mở văn phịng đại diện tại Hà Nội. WB là nhà tài trợ lớn về quy mô, đa dạng về lĩnh vực tài trợ và điều quan trọng là WB nắm giữ vai trò điều phối các hoạt động tài trợ cho Việt Nam về phía các nhà tài trợ. Tính đến tháng 9 năm 2011, WB đã cung cấp cho Việt Nam 13,8 tỷ USD để thực hiện 117 chương trình và dự án. Tổng số vốn đã giải ngân đạt khoảng 8 tỷ USD. Trong vòng 5 năm 2007 - 2011, WB cung cấp cho Việt Nam khoảng 4 tỷ USD tín dụng ưu đãi IDA.

Trong thời kỳ 5 năm 2011 - 2015, WB tiếp tục duy trì tín dụng ưu đãi IDA cho Việt Nam bình quân 800 triệu USD/năm và khoảng 1 tỷ USD tín dụng IBRD (tùy thuộc vào số lượng các chương trình và dự án khả thi).

Các nhà tài trợ ở Châu Á, Úc và New Zealand

Úc: nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam năm 1992. Chương trình quốc

gia về viện trợ Úc dành cho Việt Nam 2009 - 2010 dự kiến 91 triệu đô la Úc (kể cả chương trình vùng và hỗ trợ các tổ chức đa phương, tổng ODA khoảng 105,9 triệu đô la Úc). ODA Úc tập trung vào các lĩnh vực như hỗ trợ Việt Nam đối phó với những thách thức trong quá trình hội nhập và chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường; cải thiện cơ sở hạ tầng thông qua việc hỗ trợ xây dựng những cơng trình cơ sở hạ tầng chủ yếu ở lưu vực sông Mê Kông, bao gồm cả việc xây dựng cầu Cao Lãnh. Cải thiện cấp nước sinh hoạt và vệ sinh thơng qua hỗ trợ thực hiện chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh. Hỗ trợ để đối phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường năng lực của chính phủ và khu vực tư nhân thông qua việc tăng số lượng học bổng nhà nước (ADS).

New Zealand: cơ quan viện trợ của New Zealand viết tắt là NZAID được

chính phủ nước này thành lập tháng 7/2002. Viện trợ New Zealand tập trung hỗ trợ giảm nghèo với chương trình ODA mang tính khu vực Thái Bình Dương. ODA khơng hồn lại của New Zealand dành cho Việt Nam trị giá khoảng 1,5

tổng ODA khoảng 2 triệu USD/năm. Những lĩnh vực ưu tiên của ODA New Zealand là: Đào tạo tiếng Anh cho cơng chức Chính phủ; Cung cấp học bổng cho một số tỉnh miền Trung; Phát triển nông nghiệp và nông thôn (dự án khuyến nông ở Gia Lai trị giá khoảng 0,5 triệu USD) và Y tế (dự án chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Bình Định).

Thái Lan, Singapore và Malaysia: cũng dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật

cho Việt Nam quy mô nhỏ trong các lĩnh vực như đào tạo ngoại ngữ (tiếng Thái), quản lý, khuyến nông.

Các nhà tài trợ Châu Âu và EC

Liên minh Châu Âu, trong đó gồm Ủy ban Châu Âu và các nước thành viên là nhà cung cấp viện trợ phát triển lớn thứ ba của Việt Nam với tổng số vốn ODA cam kết năm 2008 là 716,21 triệu EUR (893,48 triệu USD), trong đó có khoảng 308,42 triệu EUR (385,53 triệu USD) viện trợ khơng hồn lại.

Nhóm các tổ chức Liên Hợp Quốc (UN)

Tính đến năm 2010, ở Việt Nam có khoảng hơn 10 tổ chức của liên hợp quốc (LHQ) hoạt động, trong số này có một số cung cấp vốn ODA chủ yếu để hỗ trợ kỹ thuật trong một số lĩnh vực chuyên môn, nhằm tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực. Trong tiến trình cải cách LHQ, hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện sáng kiến “Một LHQ” nhằm quy về một mối tất cả các cơ quan LHQ tại Việt Nam thông qua sự kết hợp tốt hơn, sự điều phối hiệu quả hơn và tác động phát triển mạnh mẽ hơn. Trong tương lai, tất cả các cơ quan LHQ tại Việt Nam sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo chung, trong một chương trình chung, theo một phương thức quản lý chung, với một ngân sách chung và tại một mái nhà chung (ngôi nhà xanh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận của người dân về tác động của nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phúc lợi người dân tỉnh đồng tháp giai đoạn 2007 2017 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)