Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VỐN ODA
2.2.1. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
Việt Nam 20 năm thu hút 80 tỷ USD vốn ODA
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam lên tới 80 tỷ USD trong giai đoạn 1993-2012, góp phần đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Cách đây 20 năm, ngày 8/11/1993, Hội nghị bàn tròn về ODA dành cho Việt Nam đã được tổ chức tại Paris, Pháp. Sự kiện quan trọng này chính thức đánh dấu sự mở đầu mối quan hệ hợp tác phát triển giữa nước Việt Nam trên đường đổi mới và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.
Hình 2.1: Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời kỳ 1993-2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)
Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam; Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA khơng hồn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%; Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)
Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80% trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức 95,7% trong hai năm 2011-2012.
Hình 2.3: Cam kết, ký kết, giải ngân vốn ODA thời kỳ 1993-2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)
Có thể thấy mức giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ qua các năm song chưa tương xứng với mức cam kết; riêng 2 năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao của chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhà tài trợ, giải ngân của một số nhà tài trợ quy mô lớn (Nhật Bản, Ngân hàng thế giới - WB) đã có tiến bộ vượt bậc.
Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.
Hình 2.4: ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1993-2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)
Lĩnh vực giao thơng vận tải và bưu chính viễn thơng được ưu tiên tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA lớn nhất trong tổng số 7 lĩnh vực khoảng 16,47 tỷ USD, trong đó 15,9 tỷ USD là ODA vốn vay.
Trong thời kỳ 1993-2012, ngành giao thơng vận tải đã hồn thành và đang thực hiện 132 dự án, trong đó đã hồn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD.
Hình 2.5: ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1993-2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)
Ngành năng lượng và cơng nghiệp có tổng vốn ODA được ký kết trong thời kỳ 1993-2012 đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó viện trợ khơng hồn lại khơng đáng kể, khoảng 0,1%. Tổng số nhà tài trợ là 32, trong đó có 26 nhà tài trợ song phương và 6 nhà tài trợ đa phương.
Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo nhận được nguồn vốn ODA đứng thứ ba với tổng trị giá ký kết khoảng 8,85 tỷ USD (ODA vốn vay: 7,43 tỷ USD, ODA viện trợ khơng hồn lại: 1,42 tỷ USD).
Hình 2.6: ODA ký kết phân theo vùng thời kỳ 1993-2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)
Hiện vẫn tồn tại tình trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA không đồng đều giữa các tỉnh trên địa bàn các vùng trong cả nước trong đó vùng đồng bằng sông Hồng tiếp nhận nguồn vốn ODA lớn nhất với 10,42 tỷ USD và vùng Tây Nguyên tiếp nhận nguồn vốn ODA thấp nhất với 1,36 tỷ USD.
Hình 2.7: Tỷ lệ ODA vùng so với cả nước thời kỳ 1993-2012
Chính phủ Việt Nam có chính sách sử dụng ODA để hỗ trợ các ngành, lĩnh vực và địa phương ưu tiên, nhất là đối với những địa bàn có nhiều khó khăn trong từng thời kỳ phát triển.
Hình 2.8: Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)
Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012 với khoảng 19,81 tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ ba với 2,33 tỷ USD.
Ngân hàng thế giới (WB) đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn ODA cam kết.
Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD vốn ODA sau 25 năm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018)
Kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới.
Trong tổng số 80 tỷ USD, 7 tỷ USD là viện trợ khơng hồn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2%, và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại.
Kết quả trên thể hiện nỗ lực và sự chủ động của Việt Nam trong việc tìm kiếm, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Các nhà tài trợ đều có chung đánh giá Việt Nam đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Đó cũng là một trong những lý do các nhà tài trợ vẫn tiếp tục cam kết dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong những năm qua. Bên cạnh những đánh giá độc lập của các nhà tài trợ về hiệu quả của các dự án và nguồn vốn vay từ phía Việt Nam để có cái nhìn tổng thể, tồn diện.
Chính phủ cũng nhìn nhận cịn có những dự án chưa thật hiệu quả và đã chỉ đạo một số địa phương tập trung khắc phục. Xác định đây là nguồn vốn có vai trị quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu vốn đầu tư lớn như hiện nay, trong khuôn khổ các chuyến thăm, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đều đề nghị các nước tiếp tục dành cho Việt Nam nguồn vốn vay ưu đãi.
Về định hướng trong thời gian tới, Việt Nam đã qua giai đoạn tiếp nhận các nguồn vốn với lãi suất thấp và chuyển sang giai đoạn tiến cận các ngồn vốn kém ưu đãi hơn, do đó cần có những thay đổi về định hướng thu hút, sử dụng nhằm bảo đảm yêu cầu kép là hiệu quả và khả năng trả nợ.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 97/2018/NĐ-CP quy định kể từ ngày 1/7/2018, Chính phủ cho các địa phương vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi với các mức từ 30% đến 100% tùy khả năng trả nợ của các địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm của các đia phương trong việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngồi.
Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016.
Việt Nam đạt tỷ lệ cao về số lượng dự án hoàn thành và đạt kết quả phát triển và đạt các mục tiêu đề ra. Theo báo cáo đánh giá kết quả các dự án JICA (Nhật Bản), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), các dự án của cả 3 nhà tài trợ này tại Việt Nam đạt kết quả cao hơn, tốt hơn các quốc gia khác (Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Sri Lanka) trên cơ sở hệ thống tiêu chí của các nhà tài trợ này.
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã góp phần quan trọng, tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa. Nhiều cơng trình, dự án sau khi hồn thành đưa vào sử dụng phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Các nguồn vốn vay cịn hỗ trợ đẩy mạnh q trình chuyển giao cơng nghệ và tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, tạo ra việc làm.
Tuy nhiên trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn tồn tại một số bất cập hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như tiến độ thực hiện, giải ngân các chương trình dự án chưa đáp ứng được yêu cầu và cam kết trong hiệp định ký kết với các nhà tài trợ. Chính phủ sẽ tiếp tục đánh giá tình hình thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, chỉ rõ những tồn tại bất cập và đưa ra những kiến nghị, giải pháp trong thời gian tới 9.